Bài 1 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Bánh chưng, bánh giầy chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
Trả lời bài 1 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Cách trình bày 1
- Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh:
- Đã già, muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để nối chí tiên vương.
- Sau khi dẹp giặc và đất nước trở lại thanh bình.
- Ý định của vua là chọn người có thể làm cho dân ấm nó để giữ ngai vàng của tổ tiên đã truyền được sáu đời.
- Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi không nhất thiết phải là con trưởng.
Cách trình bày 2
- Hoàn cảnh vua Hùng chọn ngôi: Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm; vua về già, muốn truyền ngôi.
- Ý định của vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
- Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất là một câu đố đặc biệt để thử tài: Nhân ngày lễ Tiên vương, các lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha.
Cách trình bày 3
Hoàn cảnh vua Hùng chọn người nối ngôi đó là vì giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung lo cho dân cuộc sống ấm no mặt khác vua cũng đã già và muốn chọn người nối ngôi.
Theo truyền thuyết thời Hùng Vương, khi vua cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng. Tuy nhiên, trong truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”, ý định của vua Hùng khi chọn người nối ngôi lại có phần khác biệt đó là phải “nối được chí của ta, không nhất thiết phải là con trưởng”. Ý định của vua là phải chọn được người tài, giúp cuộc sống của nhân dân ấm no và hạnh phúc. Bởi vì, trước đó giặc Ân đã nhiều lần xâm lược bờ cõi, nhân dân ta đã phải chịu cực quá nhiều. Chính vì thế, ý định chọn ngôi của vua Hùng là một quyết định đúng đắn và phù hợp với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Hình thức chọn người nối ngôi của vua Hùng dường như là một câu đố thử tài các lang: “Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám”. Đây có thể nói là một hình thức lựa chọn sáng suốt, ai làm vừa lòng và hiểu được “chí” của ta thì sẽ có ngôi báu.
-----------
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Bánh chưng, bánh giầy trong chương trình soạn văn 6 được tốt hơn trước khi đến lớp.