Soạn Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường
Soạn văn 6 bài Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường
Bài 1 trang 119 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Cho các đề bài tự sự sau:
a) Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm,…).
b) Kể một chuyện vui sinh hoạt (như nhận lầm, nhát gan,…).
c) Kể về người bạn mới quen (do cùng hoạt động văn nghệ, thể thao mà quen, tính tình của bạn,…).
d) Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó,…).
đ) Kể về thầy giáo (cô giáo) của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập).
g) Kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị,…).
Em hãy tìm thêm một, hai đề văn tự sự cùng loại và ghi vào vở.
Trả lời
Một số đề tự sự cùng loại:
– Kể về một buổi họp chợ ở quê em.
– Kể về một ngày làm việc của mẹ em.
– Kể về một người bạn mà em quý mến.
– Kể về những đổi thay của trường tiểu học em đã học.
– Kể về những kỉ niệm mùa hè vừa qua của em.
– Kể về kỉ niệm em cho là khó quên nhất của mình.
– Kể về một chuyến đi xa mà em nhớ nhất.
Bài 2 trang 119 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Theo dõi quá trình thực hiện một đề tự sự sau đây và nhận xét:
– Bài làm có sát với đề không?
– Các sự việc nêu lên có xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu không?
Trả lời
Sau khi đọc bài viết tham khảo em có một số nhận xét sau:
– Bài làm của bạn đã sát với yêu cầu của đề là “kể chuyện về ông (hay bà) của em” . Bạn học sinh đã kể ra rất nhiều chi tiết về người ông của mình là một người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu. Qua đó bạn đã bày tỏ được cảm xúc, tình cảm của mình đói với ông.
– Các sự việc bạn kể ra ở trong bài làm xoay quanh chủ đề về người ông của mình:
+ Người ông hiền từ: “rất hiền”, “ông cười hiền từ”, “ông đang giữ gìn cuộc sống bình yên cho chúng em”,…..
+ Người ông yêu hoa: “ ông thương những cây xương rồng nhỏ”, “ông em ngắm nghía không biết chán các chậu cây..”, “ ông thích xướng rồng,…”, …
+ Người ông thương yêu các cháu: “ ông yêu nhất các cháu, ông mong các cháu khỏe,…”, “ông em rất yêu chúng em”, “ông chăm sóc cái góc học tập của chúng em”, “ông thường kể chuyện cho chúng em nghe”,…
Bài 3 trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Lập dàn bài cho một đề văn tự sự trong số các đề nêu trên, hoặc viết một bài về người ông của em.
Hướng dẫn soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường chi tiết các dàn ý
Trả lời
Gợi ý lập dàn bài
* Đề a:
Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm ấy.
Thân bài:
– Bắt đầu và diễn biến tạo nên ấn tượng đáng nhớ về kỉ niệm đó.
– Em cảm nhận như thế nào về kỉ niệm ấy: vui, buồn, mừng, giận, …
– Sau đó em có bài học, kinh nghiệm gì (Nếu kỉ niệm đó là kỉ niệm mà lỗi do em)
– Kết quả sự việc và những ấn tượng sâu đậm nhất.
Kết bài: Em sẽ luôn giữ lại mảng kí ức về kỉ niệm đó để …
* Đề b:
Mở bài: Câu chuyện vui vô tình từ đâu. Đó là chuyện vui gì?
Thân bài:
– Không gian, thời gian xảy ra việc.
– Câu chuyện vui đặc biệt: nhát gan gây ra những tình huống oái oăm (sợ ma,…)
Kết bài: Kết thúc câu chuyện. Thời điểm hiện tại, em có thấy vui khi nghĩ lại câu chuyện.
* Đề c:
Mở bài: Hoàn cảnh gặp người bạn mới (sinh hoạt câu lạc bộ, bạn mới đến lớp,…)
Thân bài:
– Ngoại hình bạn có gì đặc biệt mà em ấn tượng, yêu thích (răng nanh, mặt hiền,…)
– Tích cách bạn có hợp với em không? em thích nhất điều gì ở tính cách bạn.
– Hoạt động thường ngày của bạn, những kỉ niệm của em với bạn mới.
Kết bài: Em yêu quý và muốn chơi cùng bạn.
* Đề d:
Mở bài: Đó là buổi gặp gỡ với những ai, vào dịp nào.
Thân bài:
– Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm của cuộc gặp gỡ (ở lễ tuyên dương, trong buổi sinh hoạt Đoàn trường,…)
– Các chi tiết của buổi gặp gỡ:
+ Mở đầu
+ Diễn biến: sự việc, không khí, quang cảnh,…
+ Cuộc gặp gỡ kết thúc trong khung cảnh như thế nào?
– Ý nghĩa của cuộc gặp.
Kết bài: Cuộc gặp để lại trong em ấn tượng và cảm xúc ra sao, giúp em mở rộng hiểu biết.
* Đề đ:
Mở bài: Nhìn chung về quê em trước và sau đổi mới.
Thân bài:
– Hình ảnh quê em trước kia: nghèo, rủ dưới bóng tre làng, thôn xóm đơn sơ, giản dị, rơm rác mùa lúa chín,…
– Quê em sau đổi mới: đường làng trị bê tông, nhà tầng mọc lên chi chít, điện đài, ti vi, máy tính ngày càng phổ biến,…
– Con người cũng thay đổi theo thời gian: ăn uống, phong cách sống, làm việc, thời trang, quan niệm,…
Kết bài: Em cảm thấy tự hào, vững tin vào một tương lai đẹp với quê hương mình.
* Đề e:
Mở bài: Người thầy ấy là ai?
Thân bài:
– Người thầy ấy có ý nghĩa to lớn như thế nào trong việc học, trong cuộc sống của em.
– Hành động của thầy với học sinh ân cần, chăm chút thế nào?
– Thầy có điểm gì khiến em nhớ và yêu mến nhất.
– Một câu chuyện, kỉ niệm của em với thầy.
Kết bài: Em yêu quý thầy và sự tận tâm của thầy với nghề giáo.
* Đề g:
Mở bài: Giới thiệu chung về người em muốn kể.
Thân bài:
– Sở thích của người đó: trồng cây, yêu động vật,…
– Tính tình, giao tiếp, tình cảm với em.
– Vai trò của người đó với em, với gia đình em.
Kết bài: Cảm nghĩ, tình cảm của em.
Trên đây là phần soạn bài luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường ngữ văn 6 chi tiết với hướng dẫn lập dàn ý chi tiết các đề kể chuyện đời thường mà các em cần thực hiện. Và tất nhiên không thể bỏ qua phần soạn văn lớp 6 chọn lọc do Đọc tổng hợp để tham khảo em nhé!