Bài tập trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Trả lời câu hỏi bài tập trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1, soạn bài Từ mượn ngữ văn 6: Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng..
(368) 1228 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài tập trang 24 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần trả lời câu hỏi từ thuần việt và từ mượn, soạn bài Từ mượn ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

1. Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượng, tráng sĩ trong câu sau :

Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng [...].

(Thánh Gióng)

2. Theo em, các từ được chú thích có nguồn gốc từ đâu?

3. Trong số các từ dưới đây, những từ nào được mượn từ tiếng Hán? Những từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác?

sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét.

4. Nêu nhận xét về cách viết các từ mượn nói trên.

Trả lời bài tập trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

1. Giải thích các từ “trượng”, “tráng sĩ” trong câu trên:

- “Tráng sĩ“: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn

  • Tráng: Khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng
  • Sĩ: Người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung.

- “Trượng“: Đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.

2. Đây là những từ mượn của tiếng Hán (Trung Quốc).

3.

- Dựa vào hình thức chữ viết, ta có thể nhận diện được các từ có nguồn gốc ấn Âu: ra-đi-ô, in-tơ-nét.

- Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá ở mức độ cao và có hình thức viết như chữ Việt: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết,…

- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.

4. - Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: Viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;

- Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá cao: Viết như từ thuần Việt;

- Từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán: Viết như từ thuần Việt.

Cách trình bày 2

1. Giải thích từ "Tráng sĩ" và "Trượng"

- Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước của Trung Quốc

- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, làm việc lớn.

Nhận xét:

– Hai từ này dùng để biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm.

– Hai từ này không phải do ông cha ta sáng tạo ra mà là từ đi mượn ở nước ngoài.

– Các từ không phải là từ mượn khi đọc lên sẽ hiểu nghĩa ngay không cần phải giải thích.

2.

Các từ trên có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ, được đọc theo cách của người Việt ⇒ gọi là từ Hán Việt.

3. 

Từ mượn từ tiếng HànTừ mượn từ ngôn ngữ khácTừ được Việt hóa cao có nguồn gốc từ Ấn – Âu
Sứ giả, giang sơn, gan, điện.Ra-đi-ô, In-tơ-nét.Ti vi, xà phòng, buồm, mít tính, bơm, Xô Viết

Nhận xét:

– Các từ được Việt hóa cao thì viết như từ thuần Việt.

– Các từ chưa được Việt hóa cao khi viết phải có dấu gạch nối giữa các tiếng.

4. – Từ mượn có 2 nguồn gốc chính là Hán và Ấn – Âu.

– Từ mượn từ nguồn gốc Ấn – Âu có 2 cách viết khác nhau.

  • Các từ được Việt hóa cao thì viết như từ thuần Việt.
  • Các từ chưa được Việt hóa cao khi viết phải có dấu gạch nối giữa các tiếng.
Ghi nhớ

- Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm, ... mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó gọi là từ mượn.

- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt)

Bên cạnh đó, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, ...

- Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau

-------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài tập trang 24 SGK ngữ văn 6 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Từ mượn trong chương trình soạn văn 6 được tốt nhất trước khi tới lớp


(368) 1228 04/08/2022