Bài 2 trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1, soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự ngữ văn 6: Nhân vật trong văn tự sự vừa là kẻ thực hiện....
(372) 1241 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập một phần trả lời câu hỏi nhân vật trong văn tự sự, soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Nhân vật trong văn tự sự

a) Nhân vật trong văn tự sự vừa là kẻ thực hiện các sự việc, vừa là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án. Em hãy kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và cho biết:

– Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất?

– Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất?

– Ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không? Có thể bỏ được không?

b) Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?

– Được gọi tên, đặt tên;

– Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng;

– Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói;

– Được miêu tả chân dung, trang phục, trang bị, dáng điệu,…

Hãy cho biết các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể như thế nào?

Trả lời bài 2 trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Cách trình bày 1

a) Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.

– Nhân vật chính là: Sơn Tinh, Thủy Tinh (nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản)

– Nhân vật phụ là: Vua Hùng, Mị Nương (thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, nhưng không thể bỏ qua nhân vật phụ vì nhân vật phụ nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện)

b) Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó.

Ví dụ: Sơn Tinh – thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thủy Tinh – thần nước (Thủy : nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng – thứ mười tám; Sơn Tinh – ở vùng núi Tản Viên,…; Lạc Long Quân – ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ – ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,…

Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân – mình rồng, Thánh Gióng – “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.”. Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: “tính nết hiền dịu”), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thủy Tinh,…

Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thủy Tinh,… Nói chung, tùy theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hòa.

Cách trình bày 2

a, Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

- Sơn Tinh và Thủy Tinh là nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất

- Sơn Tinh và Thủy Tinh được nói tới nhiều nhất

- Vua, Mị Nương, các Lạc hầu là nhân vật phụ nhưng không cần thiết, không thể bỏ được

b, Nhân vật trong truyện được kể:

Nhân vậtTên gọiLai lịchTài năngChân dungViệc làm
Vua HùngVua HùngVua đời thứ 18Kén rể
Sơn TinhSơn TinhỞ vùng núi Tản ViênVẫy tay… nổi cồn bãi, mọc lên núi đồi, đem sính lễ đến trướcCầu hôn, dời núi dựng thành, ngăn lũ
Thủy TinhThủy TinhGọi gió, gió đến, hô mưa mưa vềCầu hôn, dâng nước cuồn cuộn
Mị NươngMị NươngCon gái vua Hùng thứ mười támTính tình hiền dịuNgười đẹp như hoaTheo Sơn Tinh về núi
Lạc HầuLạc Hầuđời vua Hùng thứ 18bàn bạc việc với vua

Ghi nhớ

- Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,... Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tư, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

- Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động, Nhân vật được thể hiện qua các mưatj: Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,...

----------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự trong chương trình soạn văn 6 được tốt hơn trước khi đến lớp.


(372) 1241 04/08/2022