Bài 2 trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1, soạn bài Từ mượn ngữ văn 6: Hãy xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành...
(401) 1336 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập một phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Từ mượn chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Hãy xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ Hán Việt dưới đây:

a. khán giả: người xem; thính giả: người nghe; độc giả: người đọc.

b. yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng.

Trả lời bài 2 trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

Các từ dưới đây được tạo nên bởi các tiếng ghép lại, nghĩa của từng tiếng ghép như sau:

a. giả: người, kẻ; khán: xem; thính: nghe; độc: đọc.

b. yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng. (yếu ở đây là quan trọng)

Cách trình bày 2

a. Các từ khán giả, thính giả và độc giả có điểm chung là từ giả. Từ giả có nghĩa là người. Như vậy, các tiếng còn lại có thể định nghĩa là:

  • Khán : nhìn trông coi.
  • Thính : nghe.
  • Độc : đọc

b. Các từ trong câu đều có chung từ “yếu”. Từ yếu có nghĩa là quan trọng, cần thiết. Như vậy, các tiếng còn lại có thể định nghĩa là:

  • Điểm : vết đen, cái chấm, là điểm.
  • Lược : tóm tắt những điều cơ bản, chủ yếu.
  • Nhân : người.

Cách trình bày 3

CâuTừ Hán ViệtNghĩa của các tiếng tạo thành
aKhán giảkhán: nhìngiả: người
Thính giảthính: nghe
Độc giảđộc: đọc
bYếu điểmYếu: quan trọngđiểm: điểm
Yếu lượclược: tóm tắt
Yếu nhânnhân: người

Ghi nhớ:

- Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm, ... mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó gọi là từ mượn.

- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt)

Bên cạnh đó, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, ...

- Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau

----------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Từ mượn trong chương trình soạn văn 6 được tốt hơn trước khi đến lớp.


(401) 1336 04/08/2022