Soạn bài Sự tích Hồ Gươm
Truyện Sự tích Hồ Gươm đưa ra những chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa về Rùa Vàng, gươm thần nhằm ca ngợi chính nghĩa, tinh thần quật cường quật khởi và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn khi chống giặc Minh xâm lược. Sự tích này cũng là một trong áng văn được lịch sử hóa từ chiến thắng oai hùng của Lê Lợi chiến thắng giặc Minh ở đầu thế kỉ XV.
Trong nội dung hướng dẫn soạn bài Sự tích Hồ Gươm do Đọc tài liệu biên soạn dưới đây sẽ gợi ý trả lời các câu hỏi soạn văn lớp 6 trong nội dung bài Sự tích Hồ Gươm của:
- Sách Cánh diều,
- Sách Chân trời sáng tạo,
- Sách cũ
Kiến thức cần nhớ.
1. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “một tên giặc nào trên đất nước”): Lạc Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc
- Phần 2 (còn lại): Lê Lợi trả gươm
2. Tóm tắt Sự tích Hồ Gươm
Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.
Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.
Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Tham khảo thêm: Kể tóm tắt truyện Sự tích hồ Gươm
3. Giá trị nội dung
Truyện “Sự tích Hồ Gươm” ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc.
4. Giá trị nghệ thuật
Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa
Soạn bài Sự tích Hồ Gươm sách mới
Với hướng dẫn soạn bài Sự tích Hồ Gươm dưới đây sẽ giúp các em trả lời câu hỏi sách giáo khoa Ngữ Văn 6 tập 2 trong bộ sách Cánh Diều và bộ Chân trời sáng tạo để các em có được lựa chọn phù hợp nhất theo chương trình học của mình.
Soạn bài Sự tích Hồ Gươm Sách Cánh Diều
*Câu hỏi giữa bài
Câu 1. Ba lần kéo lưới của Lê Thận có điều gì đáng chú ý?
Câu 2.
Câu 3. Chú ý những chi tiết kì ảo trong văn bản.
Câu 4. Gươm thần giúp cho nghĩa quân Lê Lợi những gì?
Câu 5. Phần 5 nhằm giải thích điều gì?
*Câu hỏi cuối bài
Câu 1. Em hãy nêu những sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm.
Câu 2. Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?
Câu 3. Những chi tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, những chi tiết nào là hoang đường, kì ảo?
Câu 4. Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời chi tiết câu hỏi Soạn bài Sự tích Hồ Gươm sách Cánh Diều
Soạn bài Sự tích Hồ Gươm Sách Chân trời sáng tạo
*Trải nghiệm cùng văn bản Sự tích Hồ Gươm
Câu 1. Hãy đoán xem Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm theo cách nào?
Câu 2. Theo em, khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã "hiểu ra" điều gì?
*Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Theo em, vì sao thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần? Điều này thể hiện đặc điểm gì của truyền thuyết?
Câu 2.
Câu 3. Trong truyền thuyết cũng như truyện kể nói chung, các sự việc thường được sắp đặt nhằm thể hiện một ý nghia nào đó. Trong Sự tích Hồ Gươm, Long Quân để cho Lê Thận tình cờ tìm thấy lưỡi gươm ở một nơi, Lê Lợi tình cờ tìm thấy chuôi gươm ở một nơi khác. Thông qua cách cho mượn gươm như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
Câu 4. Sau khi đọc Sự tích Hồ Gươm, một số bạn cho rằng truyện này chỉ đơn giản mượn chuyện Lê Lợi trả gươm thần để "giải thích địa danh Hồ Gươm". Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến ấy? Vì sao?
Câu 5. Tìm trong văn bản Sự tích Hồ Gươm:
Câu 6. Theo em, Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm nào của thể loại truyền thuyết?
Trả lời chi tiết câu hỏi Soạn bài Sự tích Hồ Gươm sách Chân trời sáng tạo
Soạn bài Sự tích Hồ Gươm sách cũ
Trong chương trình học môn Ngữ Văn 6 sách cũ, các em học sinh được gợi ý nội dung bài soạn từ ngắn gọn tới chi tiết trong nội dung dưới đây.
Soạn bài sự tích Hồ Gươm chi tiết
I. Đọc - hiểu văn bản
1 - Trang 42 SGK
Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
Trả lời
Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần, hay Ngọc Hoàng cho Nguyễn Huệ mượn gươm thần đều vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.
Tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn, hay Tây Sơn, … hợp chính nghĩa, lòng trời, được nhân dân hết lòng ủng hộ.
Ý nghĩa: tượng trưng cho sức mạnh, nguyện vọng và công lý của nhân dân.
2 - Trang 42 SGK
Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
Trả lời
– Lê Thận gặp được lưỡi gươm khi kéo lưới. Lê Lợi ghi nhận điều là của gươm khi đến nhà Lê Thận: Lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ “thuận thiên”. Khi chạy giặc Lê Lợi được chuôi gươm có ánh sáng lạ. Lấy chuôi và lưỡi tra vào thì vừa khớp.
– Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dân:
+ Lê Lợi chủ tướng được chuôi.
+ Lê Thận là người đánh cá được lưỡi.
+ Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.
+ Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.
3 - Trang 42 SGK
Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn ?
Trả lời
– Sức mạnh của gươm thần:
+ Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.
+ Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.
4 - Trang 42 SGK
Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra như thế nào?
Trả lời
Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.
5 - Trang 42 SGK
Thảo luận ở lớp: Ý nghĩa của truyện Sự tích hồ Gươm.
Trả lời
- “Sự tích Hồ Gươm” ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân, tính chất toàn dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Câu chuyện cũng ca ngợi người anh hùng Lê Lợi: Lê Lợi được tổ tiên, thần thánh ủng hộ bằng việc cho mượn gươm thần, được nhân dân hưởng ứng.
- Truyền thuyết giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm). Đức Long Quân cho mượn gươm thần khi đã hoàn thành sứ mệnh cứu nước, Long Quân đòi lại . Trả gươm cho Rùa Vàng, Lê Lợi đổi tên hồ thành hồ Hoàn Kiếm.
- Đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta: Nhân dân ta luôn có khát vọng hòa bình. Khi giặc sang xâm lược ta sẵn sàng đứng lên đấu tranh nhưng khi đất nước đã hòa bình ta sẵn sàng xếp vũ khí lại bắt đầu xây dựng đất nước. Gươm thần trả lại cho Long Quân vẫn luôn còn đó như lời nhắc nhở dân tộc về quyết tâm bảo vệ đất nước đồng thời là lời cảnh báo đối với bất cứ một nước nào muốn xâm lược nước ta lần nữa.
6 - Trang 42 SGK
Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng? Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?
Trả lời
- Truyền thuyết có hình ảnh Rùa Vàng là truyền thuyết “An Dương Vương”.(Thần Kim Quy xuất hiện lúc nhân vật gặp khó khăn để khơi đường chỉ lối. Thần hi sinh một phần thân thể của mình để làm vũ khí: lấy nỏ thần làm bằng móng vuốt của rùa). Rùa Vàng giúp Long Quân nhận lại gươm để thực hiện tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta.
- Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân. Rùa Vàng tượng trưng cho sức mạnh và sự trầm tĩnh, sáng suốt của nhân dân. Nhưng riêng “Sự tích Hồ Gươm”, Rùa Vàng còn có ý nghĩa đề cao, tạo thanh thế cho nghĩa quân Lam Sơn và củng cố uy thế của nhà Lê sau cuộc khởi nghĩa.
II. Soạn văn 6 bài sự tích hồ gươm phần Luyện tập
1 - Trang 43 SGK
Hãy đọc phần Đọc thêm Ấn, kiếm Tây Sơn để thấy rõ hơn tính lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyền thuyết Việt Nam.
Trả lời
Sự lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyện truyền thuyết Việt Nam:
+ Lưỡi gươm ở dưới nước, chuôi gươm ở trên rừng → Lòng yêu nước có ở khắp mọi nơi
+ Các bộ phận của thanh gươm ghép lại vừa như in → nguyện vọng của dân tộc trên dưới quyết tâm một lòng như một
+ Lê Thận trao gươm cho Lê Lợi thể hiện vai trò quan trọng của chủ tướng
⇒ Trao phó, tin tưởng, dốc lòng vì người “minh chủ” làm sự nghiệp lớn.
2 - Trang 43 SGK
Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?
Trả lời
Tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận được cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc :
+ Muốn kháng Minh thì nhân dân, vua tôi tất cả cùng đồng lòng mới tạo ra sức mạnh vô địch đánh đuổi kẻ thù.
+ Cuộc khởi nghĩa phải trải qua một quá trình gian khổ
+ Lê Lợi hiểu được sứ mạng của người “cầm chuôi” và sức mạnh sắc bén của “lưỡi gươm” nhân dân.
3 - Trang 43 SGK.
Lê Lợi nhận được gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?
Trả lời
Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng trả gươm ở Hồ Gươm- Thăng Long:
- Cảnh trả gươm diễn ra trên hồ Tả Vọng:
+ Long Quân sai Rùa Vàng nổi lên đòi lại gươm
+ Khi Rùa Vàng nổi lên thấy gươm động đậy, Lê Lợi hiểu ý, nhà vua trả gươm
+ Rùa Vàng ngậm gươm và chìm xuống nước
- Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì truyền thuyết bị thay đổi:
+ Không thể hiện được sự thay đổi tên gọi của hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm
+ Vua Lê Lợi thống nhất đất nước thì vị trí của nhà vua phải ở kinh đô- hợp lí
4 - Trang 43 SGK
Hãy nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên các truyền thuyết đã học.
Trả lời
- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
- Các truyền thuyết mà các em đã học trong chương trình Ngữ văn 6 đó là: Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giày; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Sự tích Hồ Gươm.
Soạn bài sự tích Hồ Gươm ngắn gọn
Đọc - hiểu văn bản
Bài 1 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân chiến thắng giặc, vì cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là hợp chính nghĩa, hợp ý trời, hợp lòng dân.
Bài 2 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1
- Lê Lợi không trực tiếp nhận thanh gươm. Lê Thận thả lưới được thanh gươm, gươm sáng rực hai chữ "Thuận thiên" khi Lê Lợi tới. Tra lưỡi gươm với chuôi gươm nạm ngọc vừa như in.
- Cách Long Quân cho mượn gươm có ý nghĩa:
+ Gươm thần: sức mạnh sông nước và rừng núi quy tụ, sức mạnh nhân dân.
+ "Thuận thiên": thuận theo ý trời, Lê Lợi là người lãnh đạo được trời chọn.
Bài 3 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Sức mạnh gươm thần với nghĩa quân: Nhuệ khí chiến đấu tăng lên, đánh đâu thắng đó, chuyển sang thế chủ động tấn công.
Bài 4 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1
– Đức Long quân đòi lại gươm trong hoàn cảnh: Giặc Minh bị đánh đuổi ⇒ đất nước có chủ quyển và vua dời đô về Thăng Long.
– Cảnh đòi gươm và trả gươm:
- Vua ngự thuyền đi dạo → rùa vàng ngoi lên đòi gươm → vua đưa gươm cho rùa vàng → rùa vàng lặn xuống đáy nước.
Bài 5 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1
– Ý nghĩa của sự tích Hồ Gươm:
- Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân
- Ca ngơi cuộc chiến thắng vè vang của nghĩa quân Lam Sơn
- Giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm và khát vọng hòa bình dân tộc.
Bài 6 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ. Như vậy, trong truyền thuyết Việt Nam, Rùa Vàng thường tượng trưng cho Long Vương – vị thần cai trị dưới biển, tượng trưng cho sự giúp đỡ của các vị thần với con người.
Luyện tập
Bài 1 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Chi tiết trao gươm thần lặp lại và có ý nghĩa tương đối giống nhau: trao phó, tin tưởng, và nguyện dốc lòng vì người "minh chủ" mà nhân dân lựa chọn.
Bài 2 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc vì lưỡi gươm từ nước, chuôi từ đất, chuôi và lưỡi kết hợp thể hiện sức mạnh trên non dưới biển --> muốn thắng lợi phải có sức mạnh mọi miền, nhân dân một lòng. Biểu tượng cho sứ mạng cầm chuôi của Lê Lợi và sức mạnh đằng lưỡi của nhân dân.
Bài 3 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này sẽ bị giới hạn. Bởi vì lúc này, Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước.
Việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của cả nước, của toàn dân.
Bài 4 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Định nghĩa truyện truyền thuyết:
- Là thể loại văn học dân gian ra đời sau thần thoại
- Nhân vật sự kiện liên quan tới lịch sử
- Có các yếu tố hoang đường kì ảo
---------------
Trên đây là phần soạn bài Sự tích Hồ Gươm đầy đủ nhất do Đọc tổng hợp, các em có thể tham khảo thêm nội dung trong phần soạn ngữ văn lớp 6 chọn lọc để ôn tập và chuẩn bị kiến thức trước khi đến lớp nhé!
Xem thêm:
Bài trước: Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự