Bài tập trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Trả lời câu hỏi bài tập trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 1, soạn bài Từ mượn ngữ văn 6: Em hiểu ý kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh...
(373) 1243 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập một phần trả lời câu hỏi nguyên tắc mượn từ, soạn bài Từ mượn chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Em hiểu ý kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?

   Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: "độc lập ", "tự do", "giai cấp", "cộng sản", v.v..... Còn những chữ tiếng ta có, vì sao không dùng, mà mượn chữ nước ngoài? Ví dụ:

Không gọi xe lửa mà gọi "hỏa xa"; máy bay gọi là"phi cơ" [...]

Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng báu vật dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?

(Hồ Chí Minh toàn tập)

Trả lời bài tập trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

- Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của chúng ta không có sẵn.

- Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc.

- Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc, làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.

Cách trình bày 2

Ý kiến của Hồ Chí Minh:

- Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới, những chữ ta không đủ thì cần mượn từ nước ngoài

- Không nên mượn tùy tiện, muốn sử dụng được từ mượn cần nắm rõ ngữ cảnh, tránh sự lố bịch, sai nghĩa

⇒ Đây chính là nguyên tắc mượn từ có tự trọng

Cách trình bày 3

Ý kiến của Hồ Chí Minh được hiểu như sau:

– Mặt tích cực: Mượn từ là một cách làm giàu Tiếng Việt.

– Mặt tiêu cực:

  • Lạm dụng việc mượn từ sẽ làm cho Tiếng Việt kém trong sáng.
  • Tùy tiện mượn từ sẽ khiến cho Tiếng Việt bị pha tạp.

⇒ Không mượn từ một cách tùy tiện, phải bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.

Ghi nhớ

- Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm, ... mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó gọi là từ mượn.

- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt)

Bên cạnh đó, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, ...

- Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau

------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài tập trang 25 SGK ngữ văn 6 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Từ mượn trong chương trình soạn văn 6 tốt hơn trước khi đến lớp.


(373) 1243 04/08/2022