Soạn bài Cụm động từ

Hướng dẫn soạn bài Cụm động từ lớp 6 giúp em hiểu thế nào là cụm động từ và cấu tạo của nó, gợi ý trả lời các câu hỏi soạn văn bài Cụm động từ trang 147, 148, 149 SGK Ngữ văn 6 tập 1.
(398) 1327 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Cụm động từ do Học Tốt biên soạn giúp em hiểu được khái niệm cụm động từ và nắm được cấu tạo của cụm động từ thông qua các bài tập vận dụng.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.

      Cùng tham khảo...

Soạn bài Cụm động từ lớp 6

Kiến thức cơ bản cần nắm vữngvề Cụm động từ

- Khái niệm: Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa. Cụm động từ hoạt động trong câu giống như một động từ.

- Mô hình cấu tạo cụm động từ:

Phần trướcPhần trung tâmPhần sau
Phụ ngữ bổ sung cho động từ các ý nghĩa: Quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,...Động từ chínhPhụ ngữ bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động, ...

Soạn bài Cụm động từ siêu ngắn

Dưới đây là nội dung soạn văn 6 bài Cụm động từ ngắn nhất cho các em học sinh tham khảo. Nhưng để các em có thể chuẩn bị bài soạn Cụm động từ đầy đủ, chi tiết hơn thì Đọc tài liệu đã chuẩn bị nhiều cách trình bày đáp án cho từng câu hỏi, các em có thể bấm vào từng câu hỏi để lựa chọn cho mình cách trình bày em cho là phù hợp với mình nhất.

I. Cụm động từ là gì?

Bài 1 trang 147 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Các từ ngữ được in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?

Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.

(Em bé thông minh)

Trả lời:

Các từ ngữ in đậm là phụ ngữ của các động từ đi, ra:

- đã, nhiều nơi bổ sung ý nghĩa cho động từ đi.

- cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người bổ sung ý nghĩa cho động từ ra.

Bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm nói trên rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng.

Trả lời:

Nếu lược bỏ các phụ ngữ, câu trên sẽ thành: Viên quan đi, đến đâu cũng ra.

-> Với hình thức câu như thế, người đọc sẽ không thể hiểu được nội dung ý nghĩa mà người kể muốn biểu đạt.

=> Như vậy, các từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ có một vai trò quan trọng, giúp biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa.

Bài 3 trang 147 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Tìm một cụm động từ. Đặt câu với cụm động từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động trong câu của cụm động từ so với một động từ.

Trả lời:

- Cụm động từ đã đi nhiều nơi làm vị ngữ trong câu: Hồi còn trẻ, ông nội tôi đã đi nhiều nơi.

- Cụm động từ làm chủ ngữ (không đi kèm phụ ngữ trước) trong câu: Đi nhiều nơi là đặc điểm của nghề phóng viên.

- Cụm động từ “đang ăn cơm” làm vị ngữ trong câu: Tôi đang ăn cơm thì anh ấy đến chơi.

=> Nhận xét: Các cụm động từ này đều có ý nghĩa đầy đủ hơn, và cấu tạo phức tạp hơn so với một động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.

II. Cấu tạo của cụm động từ

Bài 1 trang 148 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Vẽ mô hình cấu tạo của các cụm động từ trong câu đã dẫn ở phần I.

Trả lời:

Phụ ngữ trướcTrung tâmPhụ ngữ sau
đãđinhiều nơi
Cũng ra những câu đố oái ăm đểhỏimọi người

Bài 2 trang 148 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm động từ. Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho động từ trung tâm những ý nghĩa gì.

Trả lời:

Tìm thêm các cụm động từ và đặt câu:

- Các từ ngữ có thể làm phụ ngữ trước: đã, sẽ, đang (chỉ thời gian); hãy, đừng, chớ (chỉ mệnh lệnh); không, chưa, chẳng (chỉ phủ định); cũng, vẫn, cứ, còn... (sự đồng nhất, tiếp diễn).

- Các từ ngữ có thể làm phụ sau bổ sung ý nghĩa về đối tượng, thời gian, nơi chốn, mục đích,...

III. Soạn bài Cụm động từ phần Luyện tập

Bài 1 trang 148 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Tìm các cụm động từ trong những câu sau:

a) Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.

(Theo Em bé thông minh)

b) Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh)

c) Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

(Theo Em bé thông minh)

Trả lời:

Các cụm động từ:

a) còn đang đùa nghịch ở sau nhà.

b) yêu thương Mị Nương hết mực; muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

c) đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Bài 2 trang 149 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Chép các cụm động từ nói trên vào mô hình cụm động từ.

Trả lời:

Phụ trướcTrung tâmPhụ sau
Còn/ đangđùa nghịchở sau nhà.
yêu thươngMị Nương hết mực.
muốnkéncho con một người chồng thật xứng đáng.
Đành/ tìm cáchgiữsứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Bài 3 trang 149 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ được in đậm trong đoạn dưới đây. Việc dùng các phụ ngữ này trước động từ miêu tả hành động của người cha và viên quan nói lên điều gì về trí thông minh của chú bé trong truyện Em bé thông minh ?

Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan [...]. Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công.

(Em bé thông minh)

Trả lời:

- Phụ ngữ "chưa" thể hiện sự lúng túng của người cha, đang loay hoay tìm cách trả lời.

- Phụ ngữ "không" thể hiện sự bối rối, không xử trí được tình huống của viên quan.

-> Cả hai từ "chưa" và "không" đều mang nghĩa phủ định, chỉ khác nhau về mức độ:

+ "chưa" có ý nghĩa phủ định điều gì đó tính đến thời điểm hiện tại.

+ "không" hàm nghĩa phủ định hoàn toàn.

- Hai từ này có tác dụng tô đậm sự thông minh, nhanh trí của em bé : cha còn chưa nghĩ ra thì em đã đáp khiến viên quan không biết trả lời thế nào.

Bài 4 trang 149 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Viết một câu trình bày ý nghĩa của truyện Treo biển. Chỉ ra các cụm động từ có trong đoạn văn đó.

Trả lời:

Treo biển mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến của bên ngoài.

=> Cụm động từ: "mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng". Trong đó phê phán là động từ trung tâm.

    Ghi nhớ

        Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.

    Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.

    Xem thêm:

    Trên đây là nội dung phần soạn bài Cụm động từ chi tiết nhất nhằm giúp các em hiểu cơ bản về khái niệm cụm động từ, cấu tạo của cụm động từ trong chương trình soạn văn lớp 6 do Học Tốt tổng hợp và biên soạn. Để hiểu sâu và nhớ lâu hơn, các em nên kết hợp tự soạn bài theo những kiến thức của bản thân. Chúc các em luôn đạt kết quả cao trong học tập.


    TẢI VỀ

    (398) 1327 04/08/2022