Bài 2 trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Thánh Gióng chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Theo em, các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?
a. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.
b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.
c. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
đ. Gậy sắt gãy, Gióng nhố tre bên đường đánh giặc.
e. Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
Trả lời bài 2 trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Cách trình bày 1
a. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc: Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đó là ý thức thường trực và cao cả của người Việt Nam trong sự nghiệp cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.
b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc: Qua chi tiết cho thấy, nhân dân ta đề cao phương tiện và vũ khí bằng sắt. Gióng đòi đồ sắt là muốn có những vũ khí tốt nhất của thời đại lúc bấy giờ để tiêu diệt quân thù. Muốn đánh giặc phải lưu tâm tới những vũ khí hữu hiệu.
c.
Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng của nhân dân ta khi có kẻ xâm lược đến. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ.d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Sức mạnh tập thể đã góp phần làm nên chiến thắng chống quân xâm lược.
đ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Lũy tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, khi cần giúp nước tre cũng đã hóa thành sức mạnh.
e. Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời: Gióng cũng như chính nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.
Cách trình bày 2
– Ý nghĩa các chi tiết.
Chi tiết | Ý nghĩa |
a. Tiếng nói đầu tiên: đòi đi đánh giặc | – Ca ngợi lòng yêu nước,lòng căm thù giặc. – Việc cứu nước đặt lên hàng đầu. – Ý thức chống giặc ngoại xâm luôn tiềm ẩn trong nhân dân. |
b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc | – Ý thức đánh giặc của người anh hùng. – Vũ khí sắc bén là yếu tố cần khi đánh giặc. – Phản ánh thành tựu văn hóa kỹ thuật thời Hùng Vương → thời đại văn minh: đồ sắt thay thế cho đồ đá |
c. Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. | – Gióng lớn lên trong sự che chở, nuôi dưỡng của nhân dân. – Sức mạnh của Gióng cũng là sức mạnh của nhân dân từ những cái bình thường giản dị. |
d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. | – Sức sống mãnh liệt kỳ diệu của Gióng- nhân dân → sức mạnh tình đoàn kết mỗi khi có giặc. – Muốn chiến thắng được giặc ngoại xâm cần có sức mạnh → ước mơ của nhân dân có đủ sức mạnh để đánh giặc. |
đ. Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. | – Khắc phục khó khăn. – Tre nứa trở thành vũ khí chiến đấu của nhân dân. |
e. Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời. | – Gióng là một vị thần, thay trời hành đạo. – Xong việc Gióng bay về trời → sự bất tử của người anh hùng. |
-------------
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Thánh Gióng trong chương trình soạn văn 6 được tốt hơn trước khi đến lớp.