Bài 2 trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 1, soạn bài Lời văn, đoạn văn tự sự ngữ văn 6: Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động...
(382) 1274 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập một phần trả lời câu hỏi lý thuyết, soạn bài Lời văn, đoạn văn tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dân nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...) gây được ấn tượng gì cho người dọc?

Trả lời bài 2 trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Một số câu trả lời tham khảo

Câu trả lời 1

- Đoạn văn dùng nhiều động từ để kể hành động của nhân vật Thuỷ Tinh: đến, nổi giận, đuổi theo, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh,...

- Hành động của nhân vật trong lời kể mỗi lúc một căng thẳng, kịch tính được đẩy dần lên, hành động sau là kết quả của hành động trước, cứ thế cho đến cao trào: đến sau → nổi giận → đuổi theo → hô mưa, gọi gió → dâng nước → đánh ... nước ngập...

- Kết quả của hành được diễn tả trong câu văn cuối đoạn: Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

- Hình thức lời văn diễn đạt được độ căng của hành động: các động từ với sắc thái mạnh, dồn dập (đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp, hô mưa gọi gió, rung chuyển cả đất trời,...); đặc biệt là hình thức trùng điệp được sử dụng đã gây được ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù của Thuỷ Tinh, về mạch phát triển lên cao trào của câu chuyện (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...).

Câu trả lời 2

– Đoạn văn thường dùng những từ để kể hành động nhân vật (các động từ): đến, nổi giận, đuổi theo, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh,…

– Các hành động được kể mỗi lúc một căng thẳng, dồn dập, kể hành động rồi đến kết quả dựa theo thứ tự thực hiện hành động của nhân vật.

– Kết quả được kể lại trong câu văn cuối.

– Lời kể trùng điệp (nước ngập …, nước ngập …, nước dâng …) tạo nên sự căng thẳng, sự dồn dập, đẩy câu chuyện đến hồi kịch tính cao.

Ghi nhớ

- Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay của các hành động ấy đem lại.

- Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.

--------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 59 SGK ngữ văn 6 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Lời văn, đoạn văn tự sự trong chương trình soạn văn 6 được tốt nhất trước khi tới lớp


(382) 1274 04/08/2022