Bài 1 trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 1, soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự ngữ văn 6: Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương..
(394) 1312 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập một phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Đọc truyện sau đây và trả lời câu hỏi ?

PHẦN THƯỞNG

Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng tiến nhà vua.

Ông ta tìm đến cung điện và nhờ các quan trong triều bảo làm cách nào gặp được nhà vua. Một trong các quan hỏi ông ta cần gặp vua để làm gì. Người nông dân bèn kể lại chuyện muốn dâng vua viên ngọc quý.

Vị quan nọ bảo:

– Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện anh phải chia cho tôi một nửa phần thưởng của nhà vua. Nếu không thì thôi!
Người nông dân đồng ý, và viên quan nọ liền dẫn ông ta vào cung vua. Vua cầm lấy viên ngọc và bảo:

– Thế anh muốn ta thưởng cho anh cái gì bây giờ?

Người nông dân bèn thưa:

– Xin bệ hạ thưởng cho hạ thần năm mươi roi, hạ thần không muốn gì hơn cả. Chỉ có điều là hạ thần đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi.

Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp(a).

(Lép Tôn-xtôi, Vũ Văn Tôn dịch)

Chú thích:

(a) Rúp: đơn vị tiền tệ của nước Nga.

a) Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương và chế giễu điều gì? Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề? Hãy gạch dưới câu văn thể hiện sự việc đó ?

b) Hãy chỉ ra ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài ?

c) Truyện này với truyện về Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề?

d) Sự việc trong Thân bài thú vị ở chỗ nào?

Trả lời bài 1 trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Tham khảo một số cách trình bày bài mà Đọc tài liệu đã biên tập dưới đây

Cách trình bày 1

a) Chủ đề của truyện này nhằm:

Biểu dương sự thông minh, tinh thần dũng cảm của người nông dân dám tố cáo và muốn nhà vua trừng phạt đám quan lại nhũng nhiễu nhân dân.

Chế giễu lũ quan lại sách nhiều tham nhũng và dốt nát.

– Sự việc tập trung thể hiện chủ đề là người nông dân xin vua thưởng roi.

– Câu văn thể hiện việc này là: Xin bệ hạ thưởng cho hạ thần năm mươi roi…

b) Bố cục ba phần của truyện là:

– Mở bài: “Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng hiến nhà vua.”

– Kết luận: “Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp.”

– Phần còn lại là thân bài.

c) So với bài về Tuệ Tĩnh: Cả hai bài đều giống nhau ở bố cục ba phần.

Khác nhau là: ở truyện về Tuệ Tĩnh, chủ đề của truyện được giới thiệu ngay ở phần mở bài; ở truyện Phần thưởng, mở bài chỉ giới thiệu tình huống câu chuyện. Kết bài của truyện về Tuệ Tĩnh có ý nghĩa gợi mở; kết bài truyện Phần thưởng kịch tính hơn, kết thúc ngay ở cao trào của diễn biến sự việc. Nếu như truyện về Tuệ Tĩnh tính bất ngờ thể hiện ở đầu truyện thì ở truyện Phần thưởng tính bất ngờ lại tập trung ở cuối truyện.

d) Câu chuyện của truyện Phần thưởng thú vị ở sự việc người nông dân đề nghị Phần thưởng. Sự việc này vừa bất ngờ, tạo kịch tính cho câu chuyện, vừa cho thấy sự thông minh, hóm hỉnh của nhân vật bác nông dân, cũng chính là sự việc bộc lộ chủ đề của truyện

Cách trình bày 2

a) Chủ đề: Truyện ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành với vua của người nông dân đồng thời chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan nọ. Chủ đề thể hiện tập trung ở việc người nông dân xin thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó. Câu văn thể hiện sự việc: "Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi lăm roi"

b)

Ba phần của truyện:

-  Mở bài: câu 1

-  Thân bài: Các câu tiếp theo

-  Kết bài: Câu cuối cùng

c) So sánh với truyện Tuệ Tĩnh:

- Giống nhau:

  • Kể theo trật tự thời gian.
  • Có ba phần rõ rệt.
  • Ít hành động, nhiều đối thoại.
  • Sự việc ở hai truyện đều có kịch tính, có bất ngờ.
  • Kết bài ở cả hai truyện đều hay.

-  Khác nhau:

  • Mở bài Tuệ Tĩnh nói rõ ngay chủ đề. Mở bài Phần thưởng chỉ giới thiệu tình huống.
  • Truyện Tuệ Tĩnh bất ngờ ở đầu truyện. Truyện Phần thưởng bất ngờ ở cuối truyện.

d) Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ: Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ, ngoài dự kiến của tên quan và người đọc, nhưng nói lên sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông dân.

Cách trình bày 3

a. – Chủ để:

– Ca ngợi sự thông minh tài trí :”Một người nông dân…dâng tiến cho nhà vua”.” Hạ thần…hai mươi nhăm roi”.

– Đồng thời phê phán chế giễu thói tham lam “Được tôi sẽ đưa anh vào…Một nửa phần thưởng của nhà vua”

– Dùng gậy đập lưng ông để tố cáo thói tham lam: “xin bệ hạ thưởng cho thần…mỗi người hai mươi nhăm roi” → sự việc tập thể hiện tập trung cho câu chủ đề.

b.- Mở bài: Câu đầu

– Thân bài: Đoạn giữa.

– Kết bài: Câu cuối.

c. Sự giống nhau và khác nhau giữa truyện thầy Tuệ Tĩnh và truyện Phần Thường.

Giống nhauKhác nhau
Cả hai truyện đều có bố cục 3 phần.Truyện thầy Tuệ TĩnhTruyện phần thưởng
MB: Nêu chủ đềNêu tình huống
Kịch tính: Phần đầu câu truyệnPhần cuối truyện
Kết bài: Tiếp diễn sự việc khácSự việc kết thúc

d. Sự thú vị của Thân bài:

– Phần thân bài thú vị ở việc người nông dân đề nghị phần thưởng, tạo bất ngờ, kịch tính cho câu chuyện.

Ghi nhớ

Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.

Dàn bài một bài văn tự sự thường gồm có ba phần

- Phần Mở bài giới thiệu chung về nhân vật và sự việc

- Phần thân bài kể diễn biến của sự viêc

- Phần kết bài kể kết cục của sự việc

-------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 45 SGK ngữ văn 6 tập 1 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 6 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.


(394) 1312 04/08/2022