Bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 147 SGK Ngữ văn 6 tập 1, hướng dẫn soạn bài Động từ ngữ văn 6: Đọc truyện vui sau và cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào ?
(370) 1232 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 147 sách giáo khoa Ngữ văn 6 phần Luyện tập soạn bài Động từ.

Đề bài: Đọc truyện vui sau và cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào ?

THÓI QUEN DÙNG TỪ

Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm, đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay ra, hét lên:

    – Đưa tay cho tôi mau!

    Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:

    – Cầm lấy tay tôi này!

    Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát. Trong lúc anh chàng còn mê mệt, người nọ giải thích:

    – Tôi nói thế vì biết tính anh này. Anh ấy chỉ muốn cầm của người khác, chứ không bao giờ chịu đưa cho ai cái gì.

Tham khảoSoạn bài Cụm động từ

Trả lời bài 2 trang 147 SGK văn 6 tập 1

Cách trả lời 1

Câu chuyện buồn cười là ở chỗ: Tính cách tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ rõ nét qua phản ứng của anh ta trước hai từ "đưa" và "cầm". Anh nhà giàu chỉ quen cầm của người khác mà không quen đưa cho người khác, nên cả khi sắp chết đuối anh ta cũng không đưa, dù chỉ là đưa tay mình cho người ta cứu.

→ Đây chính là thói quen dùng các động từ.

Cách trả lời 2

- Các động từ: có, đi, qua, khát, bèn, cúi, lấy, vục, quá, ...

- Động từ đưacầm đều là động từ chỉ hành động nhưng đối lập nhau về nghĩa: đưa nghĩa là trao cái gì đó cho người khác; còn cầm là nhận, giữ cái gì đó của người khác.

=> Tính cách tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ rõ nét qua phản ứng của anh ta, dù trong hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng.

- Câu chuyện buồn cười ở chỗ là thà chết chứ không chịu đưa cho ai cái gì, chỉ quen cầm của người khác mà không quen đưa cho người khác. Nếu nói cầm thì anh ta mới chịu cho người ta cứu. Đây là bản tính bần tiện khiến cho việc dùng từ đưacầm đã trở thành thói quen máy móc của anh hà tiện.

Cách trả lời 3

Câu chuyện buồn cười ở tính keo kiệt của anh chàng nọ. Cách sử dụng động từ “cầm” và “đưa” thể hiện hai ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau. “Cầm” là nhận từ người khác, còn “đưa” mang nghĩa trao cho người khác.

Cách trả lời 3

Động từ: có, đi, qua, khát, cúi, lấy, vục, quá

Động từ “đưa” và “cầm” đều chỉ hành động nhưng đối lập về nghĩa:

+ Đưa: trao cái gì đó cho người khác

+ Cầm: nhận, giữ cái gì đó của người khác

- Tính tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ thông qua sự phản ứng của anh ta khi nghe 2 từ “đưa” và “cầm”

+ Anh ta ngay cả khi sắp chết đuối cũng không đưa tay mình cho người khác cứu.

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn 6 tập 1 theo nhiều cách trình bày khác nhau do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Động từ tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(370) 1232 04/08/2022