Lý thuyết phần tổng kết từ vựng (tiếp theo)

Tóm tắt bàitổng kết về từ vựng (tiếp theo) ngắn gọn dễ hiểu có ví dụ minh hoạ giúp các em học tốt môn văn lớp 10, soạn bài dễ dàng
(398) 1327 29/07/2022

I. Sơ đồ - Tổng kết từ vựng (tiếp theo)

II. Lý thuyết phần Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

1. Khái niệm

Các cách phát triển từ vựng:

- Phát triển nghĩa của từ

- Tạo từ ngữ mới

- Vay mượn

2. Ví dụ

- Phát triển nghĩa của từ: ăn (ăn cơm) => ăn nắng, ăn ảnh…

- Tăng số lượng từ ngữ:

+ Tạo từ ngữ mới: kinh tế tri thức, tiền khả thi, sách đỏ…

+ Vay mượn: ghi-đông, xà phòng, sơ-mi…

II. TỪ MƯỢN

1. Khái niệm

- Từ mượn là từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ tiếng nước ngoài.

2. Ví dụ

- a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min.

III. TỪ HÁN VIỆT

1. Khái niệm

- Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng từ của tiếng Việt.

2. Ví dụ

- Thiên địa (trời đất).

- Ái quốc (yêu nước)

- Cường quốc (nước mạnh)

IV. THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

1. Khái niệm

- Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

- Biệt ngữ xã hội: những từ ngữ chỉ dùng trong một nhóm người nhất định, tầng lớp xã hội nhất định.

2. Ví dụ

- Thuật ngữ: Axit là các hợp chất hóa học có thể hòa tan trong nước, axit có đặc trưng bởi vị chua, viết công thức tổng quát là HxA.

- Biệt ngữ xã hội (đối với học sinh): trứng, ngỗng, gậy, trúng tủ, tủ đè,...

V. TRAU DỒI VỐN TỪ

Khái niệm

- Các hình thức trau dồi vốn từ:

+ Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.

+ Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.

(398) 1327 29/07/2022