Lý thuyết về phương châm hội thoại
I. Sơ đồ - Các phương châm hội thoại
II. Lý thuyết về Phương châm hội thoại
I. PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG
- Khái niệm: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
- Ví dụ minh họa tuân thủ phương châm về lượng:
“ A: Lớp trưởng ơi hôm nào mình sẽ nhận bằng tốt nghiệp vậy nhỉ?
B: Buổi sáng, ngày 6/6 nhé.”
II. PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT
- Khái niệm: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
- Ví dụ minh họa tuân thủ phương châm về chất:
“A: Cậu có chắc là chúng ta phải mặc áo dài vào buổi lễ tổng kết không?
B: Chắc chứ, tớ vẫn còn giữ tin nhắn thông báo của thầy giáo vụ khoa này.”
- Ví dụ minh họa vi phạm phương châm về chất:
Nói khoác gặp nhau
Có một anh đi làm ăn xa, lâu ngày về làng, bà con đến thăm, hỏi anh ta đi xa thế hẳn biết nhiều chuyện lạ. Xin kể cho nghe. Anh nọ được dịp nói khoác:
- Tôi được thấy có nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là có một chiếc thuyền, dài không lấy gì mà đo cho xiết, có người thuở hai mươi tuổi đứng ở đằng mũi bắt đầu đi ra đằng lái, đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái.
Trong làng cũng có một anh nói khoác nổi tiếng, nghe vậy liền kể ngay một câu chuyện:
- Như thế đã lấy gì làm lạ ! Tôi đi rừng thấy có một cây cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hạt đa. Hạt đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hạt đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi, nẩy lộc thành nhiều cây đa con, đa con cũng như cây đa mẹ lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nẩy ra hàng đàn cây đa cháu. Cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.
Anh đi xa về nghe thế gân cổ lên cãi:
- Làm gì có cây cao thế ! Chả ai tin được.
Anh kia cười ranh mãnh:
- Ấy không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ mà đóng chiếc thuyền của anh?