Lý thuyết về xưng hô trong hội thoại
I. Sơ đồ - Xưng hô trong hội thoại
II. Lý thuyết về Xưng hô trong hội thoại
1. Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
VD: cô, dì, chú, bác, anh, chị, tao, mày, cậu, tớ, ông, tôi, bọn mày, chúng mày, mình,....
2. Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
VD: “Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!”
- Từ xưng hô: đồng bào, chúng ta, chúng
- Bác Hồ gọi nhân dân là đồng bào xưng chúng ta thể hiện sự gần gũi, thân mật giữa lãnh tụ với nhân dân, toàn thể dân tộc Việt Nam trở thành một khối thống nhất, đoàn kết vì một mục tiêu đánh đuổi thực dân Pháp dành độc lập dân tộc.
- Bác gọi thực dân Pháp là chúng: thể hiện thái độ khinh thường, căm ghét kẻ cướp nước, gây bao đau khổ cho dân tộc Việt Nam.