Soạn bài Cảnh ngày xuân siêu ngắn

Soạn bài Cảnh ngày xuân bao gồm bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(404) 1345 29/07/2022

Câu 1: (trang 86 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

- Những chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân:

+ Con én đưa thoi.

+ Thiều quang.

+ Cỏ non xanh tận chân trời.

+ Cành lê trắng.

=> Bức tranh mùa xuân khoáng đạt, tươi mới, tinh khôi và tràn đầy sức sống.

- Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, kết hợp với động từ điểm để miêu tả bức tranh mùa xuân.

Câu 2: (trang 86 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

- Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ:

+ Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân.

+ Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu.

+ Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.

- Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả đã khắc họa hình ảnh một lễ hội truyền thống xa xưa:

+ Đó là  lễ tảo mộ - một nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc ta tưởng nhớ về công ơn của những người đã mất, ca ngợi lối sống ân tình, trân trọng và biết ơn ông cha, tổ tiên của dân tộc ta: “Ngổn ngang gò đống kéo lên/ Thoi vào vó rắc, tro tiền giấy bay”.

+ Không chỉ vậy câu thơ còn khái lược về nét văn hóa khác của dân tộc ta đó là du xuân đầu năm. Đây là dịp để những nam thanh nữ tú gặp gỡ nhau, cùng nhau thưởng thức vẻ đẹp của mùa xuân. Không khí lễ hội diễn ra vô cùng náo nức, tươi vui, đông đúc.

Câu 3: (trang 86 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

- Cảnh vật ở 6 câu thơ cuối không còn sống động, tràn đầy sức sống như bốn câu đầu vì thời gian bây giờ đã vào chiều, lễ hội đã dần tan, tâm trạng con người có sự nuối tiếc.

- Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao không chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng của con người. Đặc biệt từ “nao nao” không chỉ gợi tả về dòng nước đang chảy mà còn thể hiện tâm trạng xao xuyến, bồi hồi, đầy tâm tình của nhân vật.

- Cảnh vật trong 6 câu thơ cuối: hiu quạnh, bé nhỏ.

- Tâm trạng con người bâng khuâng, xao xuyến, nuối tiếc.

Câu 4: (trang 87 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

- Đoạn thơ có kết cấu theo trình tự thời gian đi từ khái quát đến cụ thể rất phù hợp với việc tái hiện khung cảnh mùa xuân và cuộc du xuân của chị em Kiều.

- Tác giả sử dụng thành công bút pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng kết hợp giữa tả và gợi.

- Để gợi không khí xuân rộn ràng, tác giả sử dụng một loạt từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình: gần xa, nô nức, yến anh, nao nao, nho nhỏ, thanh thanh,...

(404) 1345 29/07/2022