Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối kì I

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I bao gồm bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(397) 1324 29/07/2022

I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN CHÚ Ý

1. Phần Đọc – hiểu văn bản

a. Tập trung vào bốn phần lớn:

- Truyện trung đại.

- Truyện hiện đại.

- Truyện hiện đại sau 1945.

- Văn bản nhật dụng.

b. Yêu cầu: nắm được nội dung chính và nghệ thuật của từng tác phẩm.

2. Phần Tiếng Việt

a. Có hai nội dung:

- Cung cấp kiến thức mới: các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, thuật ngữ…

- Tổng kết kiến thức cũ đã học trong các cấp ở THCS.

b. Yêu cầu:

- Nhận diện được các đơn vị Tiếng Việt.

- Nêu được vai trò và tác dụng của các đơn vị đó.

- Biết vận dụng các đơn vị này trong thực hành nói và viết.

3. Phần tập làm văn

a. Có 2 nội dung lớn:

- Văn bản thuyết minh kết hợp với một số phương thức biểu đạt (biện pháp nghệ thuật, miêu tra…)

- Văn bản tự sự kết hợp với một số yếu tố (miêu tả nội tâm, nghị luận…)

b. Các nội dung tập làm văn tích hợp chặt chẽ với đọc – hiểu văn bản.

II. CÁCH ÔN TẬP VÀ HƯỚNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Phần 1 – Trắc nghiệm

Phần 2 – Tự luận

Câu 1

(Trả lời câu 1 trang 228 sgk ngữ văn 9 tập 1):

Tóm tắt truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

        Trên chuyến xe từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Ở đây, người họa sĩ già và cô kĩ sư đã nhận ra vẻ đẹp những người lao động thầm lặng trên cái nền lặng lẽ của Sa Pa. Ông họa sĩ luôn đi tìm hình ảnh lí tưởng cho bức tranh của mình chỉ kịp phác thảo những đường nét cơ bản về anh thanh niên.

Câu 2

(Trả lời câu 2 trang 228 sgk ngữ văn 9 tập 1):

Dàn ý Thuyết minh giới thiệu những nét chính về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

a. Mở bài:Giới thiệu Truyện Kiều

- Giới thiệu truyện Kiều là kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, tác phẩm xoay quanh thân phận hồng nhan bạc mệnh của cô gái tài sắc vẹn toàn Thúy Kiều.

- Tác phẩm hàm chứa giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc.

b. Thân bài

b.1 Hoàn cảnh ra đời của Truyện Kiều

Theo lời đồn, Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc, có thể trước khi đi sứ

- Truyện Kiều được khắc và in ấn rộng rãi, trong đó có hai bản in xưa nhất của Liễu Văn Đường (1871) và bản Duy Minh Thi (1872).

- Truyện mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân.

b.2 Tóm tắt truyện

- Truyện gồm ba phần chính:

+ Gặp gỡ và đính ước.

+ Gia biến và lưu lạc.

+ Đoàn tụ.

b.3 Các nhân vật có trong tác phẩm

- Vương ông: cha của Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan.

- Vương bà: vợ vương ông.

- Thúy Kiều: con gái tài sắc vẹn toàn của Vương ông.

- Thúy Vân: em gái Thúy Kiều/ Vương Quan: em trai Thúy Kiều.

- Kim Trọng: người tình đầu tiên của Thúy Kiều.

- Thúc Sinh: người cứu Kiều ra khỏi lầu xanh.

- Từ Hải: chồng thứ hai của Thúy Kiều.

- Sở Khanh, Mã Giám Sinh là những kẻ háo sắc, lưu manh hại Kiều.

- Hoạn Thư, Tú Bà, Ưng, Khuyển, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Hồ Tôn Hiến những thế lực đen tối.

b.4 Giá trị nội dung của truyện Kiều

- Giá trị hiện thực: tố cáo xã hội bất công, với những thế lực đen tối đã chà đạp lên quyền sống của con người.

- Giá trị nhân đạo: là tiếng nói thương xót cho những thân phạn người nhỏ bé, bị hãm hại, phải chịu cuộc đời long đong, lận đận.

b.5 Giá trị về mặt nghệ thuật

- Ngôn ngữ xây dựng nhân vật độc đáo, ngôn ngữ kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn.

- Sử dụng thể thơ và ngôn ngữ dân tộc một cách điêu luyện, tài tình.

- Giọng điệu thương cảm nhằm làm nổi bật tư tưởng nhân đạo của tác giả.

c. Kết bài

- Khẳng định tài năng cũng như lòng thương người của ông

- Ngợi ca những giá trị chân chính, đề cao người phụ nữ và tố cáo xã hội phong kiến bất công.

(397) 1324 29/07/2022