Tổng hợp các đoạn văn mẫu hay nhất về tác phẩm Bàn về đọc sách
Tổng hợp 3 đoạn văn mẫu hay nhất về tác phẩm Bàn về đọc sách bao gồm các bài phân tích, cảm nhận, liên hệ so sánh hay nhất
ĐỀ 1: Viết đoạn văn phân tích văn bản Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm
Bài làm
Trong bài "Bàn về đọc sách ", tác giả Chu Quang tiềm đã đặt ra những vấn đề hết sức thiết thực đối với chúng ta ngày nay về việc đọc sách sao cho phù hợp và hiệu quả. Giữa phồn tạp của buổi chợ phiên văn chương, chọn và đọc sách vở quả thực là một vấn đề hết sức khó khăn. Sách vở thì nhiều, trong khi đó, sức đọc của người có hạn, do đó phải lựa chọn mà đọc. Không những vậy, sách vở có chất lượng khác nhau, do đó phải chọn những sách hay mà đọc, không lãng phí sức vào việc đọc những sách vô thưởng vô phạt. Trong quá trình đọc sách thì cũng cần chú ý đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kỹ, hiểu sâu, do đó phải chọn một số sách quan trọng đối với mình, dồn tâm lực mà đọc để nắm được và đúc kết những điều cơ bản nhất. Cùng với đó, bên cạnh việc đọc sâu ta còn cần phải đọc rộng, ở đây cũng cần lựa chọn những sách cần thiết để mang lại giá trị thật sự cần thiết cho bản thân. Dựa trên những tiêu chí để chọn và đọc sách ấy, chúng ta có thể hiểu rõ hơn thế nào là một quyển sách hay, từ đó chọn lựa cho mình cách đọc và học sách sao cho phù hợp nhất.
ĐỀ 2: Từ văn bản Bàn về đọc sách, viết đoạn văn nêu lên tình trạng đọc sách của giới trẻ hiện nay
ĐỀ 2: Từ văn bản Bàn về đọc sách, viết đoạn văn nêu lên tình trạng đọc sách của giới trẻ hiện nay
Bài làm
Sách là một nguồn tri thức dồi dào đúc kết tinh hoa tri thức của nhân loại truyền lại cho những thế hệ sau. Trong văn bản Bàn về đọc sách, tác giả Chu Quang tiềm đã đặt ra những vấn đề hết sức thiết thực đối với chúng ta ngày nay về việc đọc sách và để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Đọc sách là một cách để tiếp cận tri thức, làm nền móng để phát triển bản thân. Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta có thể nhận thấy tồn tại vấn đề lười đọc sách trong một bộ phận thanh thiếu niên. Về vấn đề đọc, người trẻ cảm thấy nó thật sự không thú vị như việc dành cả giờ lướt điện thoại hay chơi máy tính. Nguyên nhân là do họ thực sự chưa tìm thấy cuốn sách hợp với mình mà nghiền ngẫm. Về phương pháp đọc, việc đọc chậm cũng như đọc không ngẫm dẫn đến hậu quả giống như cưỡi ngựa xem hoa trong bộ phận đông đảo giới trẻ ngày nay. Họ đọc những từ ngữ tinh hoa mà ko suy nghĩ, cuối cùng những tri thức đó trôi qua rất nhanh. Hậu quả của việc lười đọc cũng như phương pháp đọc sách sai sẽ để lại hậu quả cho việc trang bị tri thức và kỹ năng của mỗi người cho tương lai sau này. Hiểu được điều đó, mỗi người trẻ chúng ta nên thay đổi thói quen, tiếp xúc với sách nhiều hơn để có một cuộc sống thực sự chất lượng.
ĐỀ 3: Từ văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, viết đoạn văn nêu lên ý nghĩa của sách
Bài làm
Sách là kho tàng tri thức quý giá của nhân loại. Văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm đã khẳng định điều đó một cách sâu sắc bằng những lí lẽ thuyết phục. Sách được xem như người bạn tốt của mỗi chúng ta vì sách báo giúp ta mở rộng tầm nhìn, tầm suy nghĩ ra bên ngoài cuộc sống. Sách tham khảo khoa học và báo chí phù hợp với lứa tuổi sẽ là những loại sách được tìm kiếm và cần thiết cho chúng ta. Sách còn là nhu cầu của việc giải trí, nên loại sách truyện viễn tưởng, truyện khoa học giả tưởng, truyện lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc v.v... miễn là để phục vụ cho nhu cầu giải trí lành mạnh thì rất tốt cho học sinh chúng ta. Suy cho cùng, con người văn minh và có ý thức sống chân chính thì sách báo, tạp chí, tư liệu... đúng đắn, trong sáng, khoa học, lý thú đều phù hợp và là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần chúng ta. Vậy thì đọc sách như thế nào cho đúng? Sách đọc có lợi khi nó giúp ích cho trí tuệ, mở rộng tầm hiểu biết về khoa học và đời sống chúng ta; giúp chúng ta học tập để tham gia tốtvui với cá nhân trong xã hội một cách đúng đắn, hợp lý! Đọc sách phải theo nhu cầu của con người chân chính muốn mở rộng tầm hiểu biết và trong đời sống văn Ta có thể ví dụ: Đôn Ki-hô-tê bởi say sưa đọc sách kiếm hiệp, đọc cả ngày đêm đến nỗi “óc teo đi, tâm hồn chỉ toàn những hoang tưởng” để anh ta trở thành kẻ điên rồ, bệnh hoạn và sống theo sách đến suýt mất mạng, làm hại đến kẻ khác! Đó là tấm gương để ta cảnh giác khi đọc sách. Học sinh chúng ta phải tỉnh táo chọn lọc sách để phục vụ nhu cầu học tập, giải trí lành mạnh, quyết không tìm đọc loại sách báo xấu để có thể làm băng hoại tâm hồn trong sáng của chúng ta.