Phân tích chi tiết tác phẩm Viếng lăng Bác

Khái quát vài nét về văn bản Viếng lăng Bác bao gồm: tóm tắt, nội dung chính, hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn trích của tác phẩm
(422) 1407 29/07/2022

I. Sơ đồ - Phân tích chi tiết tác phẩm Viếng lăng Bác

II. Phân tích chi tiết tác phẩm Viếng lăng Bác

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Viễn Phương - là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước.

- Vài nét về bài thơ “Viếng lăng Bác”- bài thơ mang đậm chất trữ tình đã ghi lại tình cảm sâu lắng, thành kính của nhà thơ khi hòa vào dòng người viếng lăng Bác.

2. Thân bài

a. Niềm xúc động nghẹn ngào khi đến thăm lăng Bác (khổ 1)

- “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”: nhân dân miền Nam xưng con với Bác vì Bác như một người cha nhân hậu hiền từ.

- Nhà thơ dùng từ “thăm”: nói giảm nói tránh để giảm nhẹ đi nỗi đau , mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong tâm trí mỗi người Bác luôn sống mãi.

- Từ láy “bát ngát” hiện lên trước mắt mà một màu xanh ngút ngàn trải dài và lan ra quanh lăng.

- Hình ảnh hàng tre mang nghĩa thựclà những khóm tre quanh lăng nhưng còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ phẩm chất con người Việt Nam bất khuất kiên cường, ngay thẳng có tinh thần yêu thương, đùm bọc.

⇒ Tác giả đứng trước lăng bác với cảm xúc nghẹn ngào “ôi”, xưng hô “con”…

b. Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác (khổ 2)

- Ẩn dụ “mặt trời”: Bác là mặt trời của dân tộc mang ánh sáng ấm áp cho cuộc sống của dân tộc, đồng thời thể hiện niềm yêu mến kính trọng Bác.

- Sử dụng điệp ngữ “ngày ngày”: chỉ thời gian vô tận, tấm lòng của người dân chưa bao giờ thôi nhớ Bác.

- Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”: chỉ những người vào lăng viếng Bác kết thành tràng hoa rực rỡ huy hoàng, mỗi người mang một bông hoa của lòng thành kính, sự yêu mến và niềm ngưỡng vọng lãnh tụ.

- “bảy mươi chín mùa xuân”: là hoán dụ chỉ cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân, đó còn là tuổi thọ của Bác.

⇒ Sự biết ơn công lao to lớn của chủ tịch Hồ Minh, niềm thành kính của người dân Việt Nam với vị lãnh tụ của dân tộc.

c. Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác (Khổ 3)

- “Giấc ngủ bình yên”: nói giảm nói tránh nhằm giảm đi nỗi đau, vừa thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng giấc ngủ của Bác.

- “vầng trăng sáng dịu hiền”: nhân hóa chỉ ánh đèn tỏa ra từ lăng, đó cũng là ẩn dụ chỉ vẻ đẹp tâm hồn thanh cao của Người.

- “Trời xanh”: ẩn dụ Bác trường tồn, vĩnh hằng cùng non sông đất nước.

- Nhà thơ dùng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe nhói ở trong tim”, nhà thơ như nghe thấy nỗi đau cứ nhức nhối như cắt cứa trong tim mình.

⇒ Cảm xúc trong lăng của nhà thơ với Bác thành kính mà xúc động.

d. Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về (Khổ 4)

- “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: cảm xúc trực tiếp lưu luyến không muốn rời xa.

- Phép liệt kê, ẩn dụ “con chim, đóa hoa, cây tre” cùng với điệp ngữ “muốn làm”: niềm dâng hiến tha thiết,mãnh liệt, muốn làm một điều gì đó vì Bác.

- Hình ảnh cây tre được lặp lại tạo kết cấu đầu cuối tương ứng.

⇒ Chủ thể “con” đến đây không xuất hiện thẻ hiện ước nguyện này không phải của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, của dân tộc ta đối với Bác.

3. Kết bài

- Tổng kết những thành công về nội dung, nghệ thuật làm nên bài thơ:

   + Với thể thơ 8 chữ, giọng điệu thiết tha, sâu lắng, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ quen thuộc, ngôn ngữ thơ giản dị mà cô đọng.

   + Thể hiện niềm xúc động, thành kính, và nỗi đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác, ước nguyện là được ở mãi bên Bác, đang lên Bác tất cả lòng tôn kính và biết ơn…

(422) 1407 29/07/2022