Soạn bài Xưng hô trong hội thoại siêu ngắn
I. TỪ NGỮ XƯNG HÔ VÀ VIỆC SỬ DỤNG TỪ NGỮ XƯNG HÔ
Câu 1: (trang 38 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
- Một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt: cô, dì, chú, bác, anh, chị, tớ, tôi, tao,..
- Cách dùng:
+ Cô, dì, chú, bác, anh, chị: dùng trong mối quan hệ gia đình thân thiết.
+ Tớ, tôi, tao: ngôi thứ nhất số ít, dùng trong quan hệ bạn bè, ngang hàng.
Câu 2: (trang 38 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
- Từ ngữ xưng hô trong đoạn trích (a):
+ Dế Mèn xưng tôi, ta gọi Dế Choắt là chú mày -> thể hiện mình là người bề trên, coi thường Dế Choắt.
+ Dế Choắt xưng em gọi Dế Mèn bằng anh -> thể hiện mình là người dưới, nhún nhường trước Dế Mèn.
- Từ ngữ xưng hô trong đoạn trích (b):
+ Dế Choắt gọi Dế Mèn bằng anh xưng tôi: thể hiện sự tôn trọng Dế Mèn.
+ Dế Mèn xưng tôi với Dế Choắt.
-> Sở dĩ có sự thay đổi cách xưng hô như vậy vì tình huống giao tiếp có sự thay đổi:
+ Ở đoạn (a) Dế Choắt cần nhờ vả, nên coi mình là đàn em để nương tựa Dế Mèn. Còn Dế Mèn thì kiêu căng, hách dịch coi thường Dế Choắt.
+ Ở đoạn (b) Dế Mèn đã nhận ra sai lầm của mình đã dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Còn Dế Choắt trước khi chết đưa ra những lời khuyên, lời trăng trối cho Dế Mèn với tư cách một người bạn.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1: (trang 3 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
- Lời mời có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ “chúng ta”. Ngôn ngữ châu Âu có từ xưng là 1 từ để chỉ số phức (như “we” trong tiếng Anh) nên có thể dịch sang tiếng Việt là chúng tôi hoặc chúng ta tùy thuộc vào tình huống.
- Vì ảnh hưởng của thói quen trong tiếng mẹ đẻ nên cô học viên có sự nhầm lẫn, làm cho ta có thể hiểu lễ thành hôn là của cô học viên và vị giáo sư Việt Nam.
Câu 2: (trang 40 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
- Trong văn bản khoa học, tác giả xưng “chúng tôi” vì:
+ Tăng sự khách quan, chính xác.
+ Thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
Câu 3: (trang 40 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
- Gióng gọi mẹ theo cách thông thường, vì đối với mẹ, Gióng cũng giống như bao người khác chỉ là một đứa con bé bỏng.
- Gióng gọi sứ giả bằng “ông” xưng “ta” thể hiện mối quan hệ ngang hàng, báo hiệu với quốc gia, dân tộc, Gióng là anh hùng.
Câu 4: (trang 40 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
- Vị tướng gọi người thầy dạy mình năm xưa là thầy xưng con.
- Kể cả khi người thầy gọi vị tướng là “ngài” vị trướng ấy vẫn không thay đổi cách xưng hô
=> Điều này thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn của vị tướng đối với người thầy năm xưa đã dạy mình.
Câu 5: (trang 40 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
- Bác Hồ xưng “tôi” gọi nhân dân là “đồng bào” -> thể hiện sự gần gũi, thân mật giữa lãnh tụ với nhân dân.
Câu 6: (trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
- Từ ngữ xưng hô của cai lệ: ông – mày -> cai lệ ở vị trí cao hơn so với chị Dậu, thể hiện sự hống hách, coi thường người khác của cai lệ
- Từ ngữ xưng hô của chị Dậu: ông – cháu -> vị trí xã hội của chị Dậu thấp hơn cai lệ, thể hiện sự nhún nhường của chị Dậu.
- Ở cuối đoạn trích chị Dậu thay đổi từ ngữ xưng hô: tôi – ông, bà – mày -> thể hiện sự phản kháng của chị Dậu trước sự hống hách, hung hăng của cai lệ.