Tìm hiểu chung về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Khái quát vài nét về văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga bao gồm: tóm tắt, nội dung chính, hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn trích của tác phẩm
(402) 1340 29/07/2022

I. Sơ đồ - Tìm hiểu chung về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

II. Vài nét cơ bản về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

1. Vị trí đoạn trích:

- Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nằm ở phần đầu của truyện:

Vân Tiên trên đường lên Kinh Đô dự thi, chàng gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành. Chàng đã bẻ cây bên đường làm gậy. Xông thẳng vào những kẻ trong tay có vũ khí. Chàng đã đánh tan chúng, cứu được Kiều Nguyệt Nga và cô hầu Kim Liên.

2. Xuất xứ:

“Truyện Lục Vân Tiên” là truyện thơ Nôm, được viết vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX. “Truyện Lục Vân Tiên” là sách gối đầu giường của người Nam Bộ, là tiếng lòng của người miền Nam.

- Truyện có kết cấu theo kiểu truyền thống của truyện phương Đông, theo chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời của nhân vật chính.

3. Nội dung chính:

Nội dung của truyện là truyền dạy đạo lí làm người, cụ thể là:

+ Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình nghĩa vợ chồng, tình cha con, mẹ con, tình cảm bạn bè, lòng yêu thương sẵn sàng cưu mang, đùm bọc những người gặp cơn hoạn nạn.

+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.

+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời: thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.

4. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Nội dung

Đoạn thơ trích thể hiện khát vọng hành động hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật chính: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình thủy chung.

b. Nghệ thuật

- Nguyễn Đình Chiểu sáng tác “Truyện Lục Vân Tiên” chủ yếu để kể, truyền miệng nên nhân vật được miêu tả thiên về lời nói, hành động hơn là ngoại hình, diễn biến nội tâm, qua đó nhân vật tự bộc lộ tính cách, phẩm chất.

- Bên cạnh đó là ngôn ngữ bình dị, mộc mạc gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, đậm màu sắc Nam Bộ. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, ít trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại dễ đi sâu vào tâm hồn quần chúng nhân dân.

 

(402) 1340 29/07/2022