Soạn bài Tổng kết phần Tập làm văn siêu ngắn

Soạn bài Tổng kết phần tập làm văn bao gồm bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(393) 1311 24/09/2022

I. CÁC KIỂU VĂN BẢN ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS

Trả lời câu 1 (trang 170 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Sự khác nhau:

- Tự sự: trình bày sự việc dưới dạng bản tin, tác phẩm...

- Miêu tả: tái hiện đặc điểm của đối tượng trong các bài văn tả.

-Thuyết minh: trình bày và làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan của đối tượng.

- Nghị luận: bày tỏ quan điểm người viết bằng hình thức các bài cáo, hịch, lời phát biểu hay tranh luận...

- Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc qua các thư từ, tác phẩm văn chương.

- Điều hành: văn bản mang tính chất hành chính – công vụ, dạng đơn từ, báo cáo...

 Trả lời câu 2 (trang 170 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Mỗi kiểu văn bản đó sử dụng một phương thức biểu đạt chủ yếu. Chúng không thể thay thế được cho nhau.

Trả lời câu 3 (trang 170 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Các phương thức biểu đạt thường kết hợp với nhau trong một văn bản cụ thể để làm sáng tỏ đặc điểm của đôi tượng được nói tới trong mỗi loại văn bản.

Trả lời câu 4 (trang 170 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a) Các thể loại văn học đã học là tự sự, trữ tình và kịch.

b) 

-    Tự sự sử dụng phương thức biểu đạt là thông qua các sự kiện, biên cố và hành vi của con người.

-    Trữ tình sử dụng phương thức biểu đạt là cảm xúc trữ tình và phương thức biểu cảm của ngôn ngữ.

-    Kịch sử dụng phương thức biểu đạt là ngôn ngữ trực tiêp (đôi thoại, độc thoại) và hành động của nhân vật mà không qua lời người kể chuyện.

c) Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch đôi khi cũng có sử dụng các yếu tố nghị luận, chẳng hạn như bốn câu thơ của Tố Hữu:                                   

Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

Yếu tố nghị luận làm cho thơ thêm phần sâu sắc, giàu tính triêt lí, gợi cho người đọc suy tư...

Trả lời câu 5 (trang 171 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Giống: Yếu tố tự sự (kể chuyện) giữ vai trò chủ đạo.

- Khác nhau:

+ Kiểu văn bản tự sự không chỉ dùng cho văn bản nghệ thuật mà còn dùng trong rất nhiều tình huống và các loại văn bản khác, ví dụ như trong văn học báo chí, đơn từ, bản tin lịch sử...

+ Thể loại tự sự là thể loại nhằm phân biệt với thể loại trữ tình và kịch.

Trả lời câu 6 (trang 171 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Giống: yếu tố cảm xúc, tình cảm giữ vai trò chủ đạo.

- Khác nhau:

+ Kiểu văn bản biểu cảm không chỉ dùng cho văn bản nghệ thuật mà còn dùng trong rất nhiều tình huống và các loại văn bản khác.

+ Thể loại trữ tình là thể loại văn học nhằm phân biệt với các thể loại tự sự và kịch. 

Trả lời câu 7 (trang 171 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Tác phẩm nghị luận vẫn cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự với mục đích làm cho bài nghị luận thêm cụ thể và sinh động, không chỉ tác động đến lí trí người đọc mà còn lay động cả tình cảm người đọc. 

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS

Trả lời câu 1 (trang 171 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Nắm vững những kiến thức, kĩ năng của phần Tập làm văn sẽ giúp cho quá trình đọc – hiểu tốt, dễ dàng hơn và ngược lại.

Trả lời câu 2 (trang 171 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Tiếng Việt góp phần vào việc học tốt Đọc hiểu văn bản và Tập làm văn vì Tiếng Việt giúp học sinh nắm được các quy tắc dùng từ, đặt câu, hội thoại... Cũng nhờ nắm được quy tắc dùng từ, đặt câu, các hình thức hội thoại nên các em tập làm văn hiệu quả hơn.

Trả lời câu 3 (trang 171 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Các thao tác miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa rất quan trọng nhằm chuẩn bị cho việc làm các bài văn vì các em phải dùng các thao tác ấy để tạo lập văn bản nghĩa là làm một bài văn.

III. CÁC KIỂU VĂN BẢN TRỌNG TÂM

Trả lời câu 1 (trang 171 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Văn bản thuyết minh

a)  Mục đích biểu đạt: trình bày đúng khách quan các đặc điểm tiêu biểu của đối tượng.

b)  Cần chuẩn bị quan sát tìm hiểu kĩ lưỡng, chính xác đôi tượng, tìm cách trình bày theo thứ tự thích hợp sao cho người đọc dễ hiểu.

c)  Các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại...

d)  Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh phải chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.

Trả lời câu 2 (trang 171 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Văn bản tự sự

a)  Mục đích biểu đạt: kể một câu chuyện theo một trình tự nào đó.

b)  Yếu tố tạo thành văn bản tự sự: sự việc, nhân vật, tình huống, hành động, lời kể, kết cục.

c)  Văn bản tự sự thường sử dụng kết hợp các yếu tôố miêu tả, nghị luận và biểu cảm nhằm mục đích làm cho câu chuyện sinh động và hấp dẫn hơn.

d)  Ngôn ngữ: từ chỉ hành động, từ giới thiệu, từ chỉ thời gian, không gian và tính từ để người đọc hình dung được đối tượng nhân vật, sự việc một cách sinh động.

Trả lời câu 3 (trang 172 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Văn bản nghị luận

a)  Mục đích: nhằm xác lập cho người đọc, người nghe, một tư tưông, quan điểm nào đó nhằm thuyết phục họ tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.

b)  Văn bản nghị luận do các yếu tố: luận điểm, luận cứ và lập luận tạo thành.

c)  Các luận điểm, luận cứ phải rõ ràng, có lí lẽ, dẩn chứng thuyết phục, lập luận cần chặt chẽ.

d)  Dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng đạo lí.

+ Mở bài: giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luậnế

+ Thân bài: giải thích chứng minh tư tưởng, đạo lí đang được bàn đến.

Đánh giá, nhận xét tư tưởng, đạo lí đó trong bổì cảnh cuộc sống riêng, chung.

+ Kết bài: tổng kết, nêu nhận thức mới, đưa ra lời khuyên.

e)  Dàn bài chung của bài nghị luận tác phẩm văn học

+ Mở bài: giới thiệu nhân vật được phân tích và nêu ý kiến đánh giá.

+ Thân bài: phân tích chứng minh các luận điểm về nhâií vật bằng những luận cứ cụ thể, chính xác và sinh động trong tác phẩm.

+ Kết bài: khái quát, khẳng định các luận điểm, rút ra bài học, ý nghĩa từ nhân vật được nghị luận.

(393) 1311 24/09/2022