Lý thuyết về nghị luận trong văn bản tự sự

Tóm tắt bài Nghị luận trong văn bản tự sự ngắn gọn dễ hiểu có ví dụ minh hoạ giúp các em học tốt môn văn lớp 9, soạn bài dễ dàng
(376) 1253 29/07/2022

I. Sơ đồ - Nghị luận trong văn bản tự sự

II. Lý thuyết về Nghị luận trong văn bản tự sự

1. Lý thuyết

- Trong văn bản tự sự, để người đọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.

2. Ví dụ

       Bà tôi, người bà hiền hậu thương yêu luôn hiển hiện trong tâm trí tôi. Những lúc rảnh rỗi bà thường dạy tôi học bài. Có một lần đang dạy tôi làm phép chia, bà nói: “Trong bốn phép tính, phép chia là khó nhất. Có những người lớn lên, thành đạt mà vẫn không làm nổi phép tính chia thông thường”. Tôi luôn suy nghĩ mãi về câu nói đó... Mỗi khi có đồ ăn, bà thường chia cho nhà tôi và những người hàng xóm. Có người bảo bà dại nhưng bà hay nói với tôi: “Biết chia sẻ với mọi người cũng là một cách cộng lấy niềm vui, nhân lên hạnh phúc cho mình và trừ đi những lo lắng trong lòng. Cháu thấy không, tính chia thật kì diệu”. Phép tính chia của bà chỉ thế thôi nhưng khiến cho hàng xóm chúng tôi mọi người xích lại gần nhau hơn. Phép tính chia của bà, chia khổ đau bất hạnh, chia hạnh phúc, chia cả sự cảm thông với mọi người chung quanh đã cho tôi hiểu ý nghĩa của cuộc sống nghĩa tình. Có phải vì vậy mà mỗi lần được ở bên bà, tôi lại cảm thấy bình yên? Thì ra phép chia còn khiến con người ta trở nên cao đẹp! Bài học đó tôi luôn mang theo bên mình, coi như hành trang bước vào cuộc sống. Bà là một người tuyệt vời trong tôi.

- Yếu tố nghị luận nằm trong phần in nghiêng.

(376) 1253 29/07/2022