Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) - Bài 3 siêu ngắn

Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) – bài 3 bao gồm bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(408) 1359 29/07/2022

I. QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VỚI TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP

Đọc truyện cười và trả lời câu hỏi (trang 36 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

- Nhân vật chàng rể không tuân thủ phương châm lịch sự.

- Vì:

+ Không phù hợp với tình huống giao tiếp.

+ Trong khi người đó đang tập trung làm việc, chàng rể lại gọi người ta từ trên cây cao xuống để hỏi:“Bác làm việc vất vả và nặng nhọc lắm phải không? =>  Chàng rể đã quấy rối, gây phiền hà cho người đó.

- Bài học: việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.

II. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

Câu 1: (trang 37 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

- Trong các ví dụ vể các phương châm hội thoại đã học ngoại trừ hai tình huống trong phần học về phương châm lịch sự, tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.

Câu 2: (trang 37 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

- Câu trả lời của Ba không đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn.

- Phương châm về lượng đã không được tuân thủ.

- Người nói không tuân thủ vì không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào.

Câu 3: (trang 37 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

- Phương châm về chất có thể sẽ không được tuân thủ.

- Bác sĩ phải làm như vậy vì:

+ Nếu nói thật về tình trạng của người bệnh có thể sẽ khiến người bệnh suy sụp, ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khoẻ.

+ Bác sĩ có thể không nói ra sự thật để bệnh nhân lạc quan hơn => đây là việc làm nhân đạo.

- Tình huống tương tự:

+ Tình huống 1: Một người mẹ rất đói nhưng chỉ còn mẩu bánh mì duy nhât cho bữa tối của hai mẹ con. Bà nói với đứa con là mình không đói, để đứa con thoải mái ăn mẩu bánh mì duy nhất kia.

+ Tình huống 2: Một bạn trai đèo bạn gái bằng chiếc xe đạp lên con dốc cao, bạn gái ngồi sau hỏi có mệt không. Bạn trai bảo không mệt, để bạn gái an tâm.

Câu 4: (trang 37 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

- Về nghĩa bề mặt, câu “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” không đem lại cho chúng ta thông tin mới, tức là nó không tuân thủ phương châm về lượng.

- Nhưng nếu xét ý nghĩa hàm ẩn, thì câu này có nghĩa: tiền bạc chỉ là phương tiện trong cuộc sống chứ không phải là tất cả; có nhiều thứ còn quan trọng, quý giá hơn tiền bạc.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: (trang 38 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

- Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm cách thức .

- Phân tích sự vi phạm: đối với cậu bé 5 tuổi thì không thể nhận biết được Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, thông tin mà ông bố cung cấp cho cậu bé là mơ hồ.

Câu 2: (trang 38 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

- Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm lịch sự.

- Việc không tuân thủ phương châm này là không có lí do chính đáng vì: Chân, Tay, Tai, Mắt đã không chào hỏi chủ nhà mà còn thể hiện thái độ không tôn trọng với những lời lẽ giận dữ, nặng nề.

(408) 1359 29/07/2022