Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình siêu ngắn

Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình bao gồm bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(401) 1337 29/07/2022

Câu 1 (trang 20 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

- Luận điểm: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể sự sống trên trái đất, vì vậy ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ ấy là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.

- Hệ thống luận cứ:

+ Số lượng vũ khí hạt nhân đang tàng trữ có thể tiêu diệt tất cả sự sống trên trái đất và các hành tinh khác.

+ Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới.

+ Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí của loài người và đi ngược với quy luật tiến hoá của tự nhiên.

+ Vì vậy chúng ta phải chống lại chạy đua vũ trang, đấu tranh vì một thế giới hòa bình.

Câu 2 (trang 20 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

- Tác giả đã làm rõ tính nghiêm trọng của nguy cơ chiến tranh hạt nhân bằng phép lập luận chứng minh:

+ Xác định thời điểm cụ thể của thông tin: ngày 8 – 8 – 1986;

+ Đưa ra số liệu cụ thể về trữ lượng đầu đạn hạt nhân: 50 000

+ Giải thích về khả năng huỷ diệt của nó

- Tác giả đã sử dụng phương pháp nêu số liệu, giải thích dựa trên những tính toán lí thuyết khoa học, chính xác, cụ thể hoá để trình bày về nguy cơ của vũ khí hạt nhân.

Câu 3 (trang 20 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

- Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ rõ ràng, xác thực, tác giả đã chỉ ra sự tốn kém và tính chất phi lí của chạy đua vũ trang:

+ Số tiền UNICEF định ra để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em chỉ gần bằng chi phí của 100 máy bay B.1B của Mĩ và 7000 tên lửa.

+ Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm và bảo vệ hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét, đồng thời cứu hơn 14 triệu trẻ em.

+ Số lượng ca-lo trung bình cần thiết cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng chỉ tốn kém không bằng 149 tên lửa MX

+ Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.

Câu 4 (trang 20 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

- Chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên” vì:

 Chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ phá huỷ, xoá sạch những thành quả tiến hoá của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hoá của sự sống, tự nhiên trên Trái Đất.

- Lời cảnh báo của nhà văn G.Macket đã đặt ra trước toàn thể nhân loại một nhiệm vụ cấp bách. Đó là chúng ta phải kiên quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình.

Câu 5 (trang 20 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

- Văn bản được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” vì:

+ Người viết muốn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

+ Nhan đề ấy thể hiện luận điểm cơ bản của bài viết, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi, hướng nhân loại tới một thái độ đấu tranh tích cực.

(401) 1337 29/07/2022