Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa siêu ngắn
Câu 1: (trang 189 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
- Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có một cốt truyện đơn giản: cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên với ông họa sĩ già và cô kĩ sư.
- Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên làm công việc khi tượng với người họa sĩ, cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn.
- Truyện ngắn là bức chân dung về nhân vật anh thanh niên, hiện ra trước hết qua sự giới thiệu của bác lái xe vui tính, qua sự quan sát, cảm nhận, suy ngẫm nhà nghề của bác hoạ sĩ, qua sự cảm nhận của cô gái trẻ và qua sự tự hoạ của chàng trai.
Câu 2: (trang 189 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
Nhân vật anh thanh niên
* Hoàn cảnh sống: một anh than niên 27 tuổi một mình trên đỉnh núi cao 2006m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa => cuộc sống cô đơn, vắng vẻ, thiếu thốn, khổ cực.
* Việc làm: công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” => công việc đơn điệu đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, chính xác, có ý thức tự giác.
+ Công việc thực hiện trong điều kiện thời tiết khó khăn, thử thách với mưa sương gió lạnh.
* Những nét đẹp của nhân vật:
- Có lý tưởng cống hiến: đi bội không được anh tinh nguyện làm việc ở sa pa.
- Có tình yêu công việc:
+ Anh hiểu được ý nghĩa công việc của mình “phục vụ sản suất , phục vụ chiến đấu”, làm hết sức minh bất cấp công việc đơn điệu và gian khổ.
+ Yêu công việc: có tinh thần lạc quan, trách nhiệm trong công việc ( Khi ta làm việc với công việc là đôi, sao gọi là một mình được hở bác? Công việc cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó cháu buồn đến chết mất.)
- Tình yêu con người: “thèm gặp người”
+ Thể hiện ở thái độ nồng niệt chân thành với bác lái xe, tặng hoa cho cô kĩ sư, tặng cho mọi người một làng trứng.
+ Thấy được giá trị công việc của người khác( ông kĩ sư ở vườn rau sa pa, ông kĩ sư đo bản đò sét): khiêm tốn.
- Tình yêu cuộc sống:
+ Biết tổ cức sắp xếp cuộc sống: trồng hoa nuôi gà.
+ Tự học, đọc sách làm phong phú cuộc sống của anh.
* Đánh giá về nhân vật: Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư. Họ là những con người khiến tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện và hoàn thành mọi công việc, nhiệm vụ được giao.
Câu 3: (trang 189 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
Nhân vật ông họa sĩ
- Là người có năng lực quan sát, trí tưởng tượng bay bổng
- Là người có tâm hồn nhạy cảm, xúc động mãnh liệt trước cái đẹp:
+ Ngay từ lần đầu gặp ông họa sĩ đã xúc động trước sự cởi mở, chân thành của anh thanh niên, ngạc nhiên khi thấy anh thanh niên tặng hoa cô kĩ sư.
+ Khi anh thanh niên kể về công việc ông lại có cảm giác bối rối. Đó là cái bối rối của người đi tìm cái đẹp bỗng phát hiện ra cái đẹp ở ngay bên cạnh mình.
- Là người khát khao sáng tạo nghệ thuật, có một tình yêu mãnh liệt với nghệ thuật:
+ Trước khi về hưu ông muốn lên Sapa để tìm cảm hứng nghệ thuật.
+ Cảm hứng nghệ thuật thôi thúc người nghệ sĩ sáng tác. Khi trò chuyện với anh thanh niên ông say sưa kí họa khuôn mặt anh. Tuy có chút mệt nhọc nhưng dường như ông thấy mình trẻ ra, bàn tay như có thần, khiến ông thêm yêu cuộc sống và khát khao sáng tạo.
Câu 4: (trang 189 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
- Chất trữ tình của tác phẩm toát lên từ vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa thơ mộng.
- Chất trữ tình toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn của những con người trong truyện :
+ Anh thanh niên có suy nghĩ, lối sống, hành động đẹp như thơ.
+ Tâm hồn cô kỹ sư trẻ bừng dậy một tình cảm lớn lao đẹp đẽ khi gặp ánh sáng đẹp đẽ từ cuộc sống, tâm hồn anh thanh niên chiếu rọi.
- Tác dụng : Chất trữ tình tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm làm cho truyện như một bài thơ. Tạo không khí thân tình cho tác phẩm, nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của sự vật, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, làm chủ đề tư tưởng của truyện được bộc lỗ rõ nét và sâu sắc.
Câu 5: (trang 189 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
- Chủ đề của truyện: Truyện Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người vô danh, hằng ngày khiêm nhường, lặng lẽ cống hiến hết mình cho Tổ quốc một cách thầm lặng.