Bài giảng Lập dàn ý bài văn nghị luận

Tóm tắt Lập dàn ý bài văn nghị luận ngắn gọn dễ hiểu có ví dụ minh hoạ giúp các em học tốt môn văn lớp 10, soạn bài dễ dàng
(378) 1261 29/07/2022

1. Tác dụng của việc lập dàn ý

a. Khái niệm

- Lập dàn ý là công việc lựa chọn  và sắp xếp những  nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản

b. Tác dụng

- Việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận giúp người viết bao quát được những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận,…nhờ đó mà tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lặp ý; tránh được việc bỏ xót hoặc triển khai ý không cân xứng.

- Có dàn ý, người viết sẽ phân phối thời gian làm bài hợp lí, không  bị rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột”.

2. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

a. Tìm ý cho bài văn

- Xác định luận đề

- Xác định các luận điểm

- Tìm luận cứ cho các luận điểm

b. Lập dàn ý

* Mở bài:

- Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề

* Thân bài

- Triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ

* Kết bài

- Nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề.

c. Ví dụ

Suy nghĩ về câu tục ngữ “Mộ sự nhịn, chín sự lành”

Lập dàn ý:

* Mở bài :

- Tục ngữ xưa đã đúc kết nhiều bài học quý về cách xử thế. “Một sự nhịn, chín sự lành” là một trong những câu tục ngữ đó.

- Cần hiểu và vận dụng bài học đó vào cuộc sống.

* Thân bài :

- Tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ.

Trong cuộc sống, nếu ta biết nhường nhịn, mềm mỏng một chút (một sự nhịn) thì mọi sự sẽ yên ổn (chín sự lành).

- Mặt đúng của phương châm ứng xử nhường nhịn :

+ Trong giao tiếp, nhiều khi phải nín nhịn để tránh những va chạm không cần thiết.

+ Nhường nhịn giúp ta bình tĩnh, thận trọng khi nhìn nhận sự việc.

+ Trong quan hệ với mọi người, nhất là với người tốt, người thân, kẻ yếu, cần nhường nhịn.

- Mặt hạn chế của phương châm ứng xử nhường nhịn :

+ Bị áp bức mà nhịn nhục có nghĩa là đầu hàng, là hèn nhát.

+ Thấy người yếu bị bắt nạt, thấy người tốt, việc tốt bị cản trở mà không bênh vực là thiếu dũng khí.

+ Trước hành động phi pháp, gây hại cho tập thể mà không dám chống lại là nhu nhược.

- Nên vận dụng phương châm nhường nhịn như thế nào :

+ Mềm dẻo, bình tĩnh nhưng có giới hạn, có nguyên tắc mới là phương châm xử thế đúng.

+ Nhường nhịn lẽ phải, người tốt, người thân nhưng phải kiên quyết chống lại kẻ ác, việc xấu.

* Kết bài:

- Tục ngữ là "túi khôn" của nhân dân, nhưng không phải mọi lời khuyên đều có giá trị tuyệt đối.

- Cần vận dụng câu tục ngữ đúng lúc, đúng chỗ.

(378) 1261 29/07/2022