Soạn Nội dung và hình thức của văn bản văn học siêu ngắn

Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học bao gồm bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(378) 1261 29/07/2022

Câu 1 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Khái niệm: Đề tài là phạm vi cuộc sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.
- Ví dụ:

+ Đề tài của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là cuộc sống và số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

+ Đề tài của Truyện Kiều (Nguyễn Du) là cuộc đời và số phận bất hạnh của người phụ nữ trong bối cảnh xã hội phong kiến thối nát.

Câu 2 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Khái niệm: Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện sự quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức nhà văn với cuộc sống

- Ví dụ:

Chủ đề của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là nhân cách, lòng tự trọng của người nông dân trước cái đói, sự nghèo khổ.

Câu 3 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Cảm hứng nghệ thuật và tư tưởng của văn bản có mối quan hệ mật thiết. Cách nêu lên nhận thức, lí giải chủ đề của tác giả bao giờ cũng chứa đựng trong đó những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc cá nhân. Đây là mối  quan hệ rất khó tách bạch. 

Câu 4 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Một văn bản văn học tốt về nội dung, đẹp về hình thức sẽ đáp ứng được những chức năng chủ yếu của văn học: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giao tiếp... Không quan tâm đến nội dung, chỉ chú ý đến hình thức và ngược lại không quan tâm đến hình thức, chỉ chú ý đến nội dung đều không thể đạt yêu cầu của một văn bản văn học, do đó không thể thực hiện được các chức năng của văn học.

- Sự hoà hợp giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ là phẩm chất của các tác phẩm văn học ưu tú.

LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Giống nhau: Tắt đèn và Bước đường cùng đều viết về cuộc sống cơ cực của người nông dân ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám

- Khác nhau:

 + Tắt đèn: miêu tả cuộc sống người nông dân trong những ngày sưu thuế nặng nề, nông dân bị áp bức, bóc lột quá mức phải vùng lên phản kháng

Bước đường cùng: Miêu tả cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân trước những thủ đoạn bóc lột bằng hình thức cho vay nặng lãi của bọn địa chủ. Khi bị đẩy tới bước đường cùng thì vùng lên.

Câu 2 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Bài thơ có sự đan cài giữa hai thứ quả được vun trồng, chăm sóc từ bàn tay mẹ. Đó là quả bí, quả bầu... trong vườn mẹ và những đứa con của mẹ. Chuyện bí, bầu chỉ là cái duyên cớ để men theo đó nhà thơ nói chuyện những đứa con.
- Khổ thứ nhất là suy ngẫm mang tính khái quát về những mùa quả của mẹ.
- Khổ thứ hai dựng lên một sự tương phản thú vị và có ý nghĩa sâu sắc giữa "chúng tôi" và "bầu, bí". Chúng tôi thì "lớn lên” bầu bí thì "lớn xuống". Một liên tưởng thú vị xâu chuỗi hai hình ảnh lại trong một ý nghĩa vô cùng sâu sắc
- Khổ cuối: Người con thương mẹ, khắc ghi công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ và mong được sớm đáp đền. Đó là ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của bài thơ.





 

(378) 1261 29/07/2022