Tìm hiểu chung về Hồi trống Cổ Thành

Khái quát vài nét về văn bản Hồi trống Cổ Thành bao gồm: tóm tắt, nội dung chính, hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn trích của tác phẩm
(376) 1254 29/07/2022

1. Tóm tắt

     Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28. Quan Công đưa hai chị dâu sang Nhữ Nam, kéo quân đến Cổ Thành gặp được Trương Phi. Nào ngờ, việc Quan Công hàng Tào Tháo bị Trương Phi hiểu lầm là bội nghĩa, đòi giết Quan Công. Để xua tan mối nghi ngờ, Quan Công đã nhận ngay điều kiện Trương Phi đưa ra : Phải lấy đầu Sái Dương (viên tướng của Tào Tháo) trong ba hồi trống. Chưa đứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới hiểu được lòng dạ trung thành của Quan Công, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Quan Công.

2. Tìm hiểu chung

a. Tìm hiểu tác phẩm "Hồi trống cổ thành"

- Ra đời và đầu thời Minh (1368 – 1644)

- Nguồn gốc: La Quán Trung căn cứ vào cốt truyện lịch sử, kịch dân gian (thoại bản) để viết “Tam quốc diễn nghĩa”.

- Thể loại : Tiểu thuyết chương hồi.

- Tác phẩm gồm 120 hồi, kể về tình trạng một nước chia ba “cát cứ phân tranh” trong gần 100 năm của đất nước Trung Quốc thời cổ (khoảng thế kỉ II – III) do ba tập đoàn phong kiến: Ngụy, Thục, Ngô gây nên.

b. Tìm hiểu đoạn trích

- Vị trí: Đoạn trích thuộc hồi 28 của tác phẩm.

- Nhan đề :

“Chém Sái Dương anh em hòa giải

Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”

- Bố cục : 3 phần.

+ Phần 1 (từ đầu đến “bảo Trương Phi ra đón hai chị"): Hoàn cảnh gặp gỡ của các nhân vật.

+ Phần 2 (tiếp đến “cờ hiệu bay phấp phới chính là cờ Tào”): Mâu thuẫn giữa hai anh em Quan Vũ và Trương Phi.

+ Phần 3 (còn lại): Hồi trống cổ thành, anh em đoàn tụ.

3. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

- Vẻ đẹp trong tính cách của Trương Phi và Quan Công: giàu lòng trung nghĩa, tận trung với vua.

- Ca ngợi tài năng, khí phách của những người anh hùng dưới trướng Lưu Bị.

- Trân trọng tình cảm keo sơn gắn bó giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.

b. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật với tính cách điển hình thông qua hành động, lời nói.

- Xây dựng tình huống kịch tính.

- Kết cấu của kịch: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, cởi nút.

- Không khí chiến trận sôi sục, hoành tráng.

- Nghệ thuật kể truyện giản dị, không tô vẽ với lối văn biền ngẫu hấp dẫn người đọc. 

(376) 1254 29/07/2022