Tìm hiểu chung về tác phẩm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Khái quát vài nét về văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ bao gồm: tóm tắt, nội dung chính, hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn trích của tác phẩm
(402) 1341 29/07/2022

1. Tìm hiểu chung

a. Hoàn cảnh sáng tác

     Đầu đời Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình phải cất quân đánh giặc. Trai tráng phải đi ra trận. Cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là với người vợ lính, Đặng Trần Côn đã viết “Chinh phụ ngâm”.

b. Thể loại

- Nguyên tác chữ Hán, là thể ngâm khúc; thể thơ trường đoản cú (câu dài ngắn khác nhau), gồm 476 câu thơ;

- Bản diễn Nôm theo thể ngâm khúc; thể thơ song thất lục bát.

c. Vị trí:

- Từ câu 192 đến câu 216.

d. Bố cục: 2 phần

- 16 câu đầu: Nỗi cô đơn của người chinh phụ

- 8 câu cuối: Nỗi thương nhớ chồng nơi xa

2. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

- Đoạn trích miêu tả những cung bậc sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

- Bằng sự đồng cảm và chia sẻ nỗi niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ, tác giả khẳng định được giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc của khúc ngâm.

- Gián tiếp phê phán chiến tranh phong kiến chia rẽ tình cảm gia đình, gây nên bao tấn bi kịch tinh thần cho con người.

b. Giá trị nghệ thuật

- Miêu tả diễn biến tâm trạng đặc sắc.

- Tiếng nói độc thoại hấp dẫn lòng người vì giá trị nhân văn cao cả.

- Xây dựng hình tượng nhân vật, cử chỉ hành động, qua các điệp ngữ, điệp từ, ẩn dụ tượng trưng và câu hỏi tu từ…

(402) 1341 29/07/2022