Phân tích Hứng trở về

Dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Hứng trở về bao gồm: mở bài, thân bài, kết bài giúp các em học tốt môn văn 10
(374) 1245 29/07/2022

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Ngạn: là người từng giữ nhiều chức trách quan trọng trong triều đình, để lại tập thơ "Giới hiên thi tập" nhiều giá trị.

- Giới thiệu tác phẩm: thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc.

2. Thân bài

a. Nỗi nhớ quê hương (2 câu đầu)

- Nỗi nhớ rất cụ thể, dân dã làm nổi lên gốc gác đồng quê, nghề trồng dâu nuôi tằm, nghề trồng lúa và sinh hoạt đạm bạc “cua béo ghê”. Đời thường hiện lên trong cảm xúc nhà thơ. Cái cốt lõi của cảm xúc ấy là lòng yêu quê hương xứ sở. Cách nói mộc mạc dễ làm rung động lòng người.

- Tình yêu quê hương bắt nguồn bằng những hình ảnh gợi nhớ. Đó là dâu tằm, là hương thơm đồng lúa, là cua cá trên đồng, dẻo thơm ngọt ngào trong bữa cơm quê.

b. Lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc (2 câu cuối)

- Dẫu rằng nghèo khó vẫn là quê hương hơn danh vọng ở nơi chốn hoa đô hội.

- Tác giả sử dụng hình thức so sánh: "Đất Giang Nam tuy vui, cũng chẳng bằng về nhà". Giang Nam tuy vui nhưng là nơi đất khách quê người => Tiếng gọi trở về tha thiết, khắc khoải trong lòng kẻ xa quê.

3. Kết bài:

     Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản: bằng lối nói chân thật, giản dị với những hình ảnh giàu sức gợi, bài thơ giúp người đọc ý thức được chân lý: không gì bằng quê hương của mình, giúp chúng ta thêm yêu, thêm quý nơi mình sinh ra và lớn lên.

(374) 1245 29/07/2022