Soạn khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XI siêu ngắn
Câu 1 trang 111 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Điểm chung: đều tồn tại lâu dài trong thời kì VHTĐ và đều đạt được những thành tựu to lớn cho nền văn học dân tộc.
- Điểm riêng:
+ Văn học chữ Hán: xuất hiện sớm, tồn tại suốt quá trình phát triển VHTĐ; thể loại tập trung chủ yếu vào các thể loại văn học từ Trung Quốc; đạt được thành tựu to lớn trên mọi loại hình thơ, văn xuôi, trữ tình, chính luận.
+ Văn học chữ Nôm: ra đời và tồn tại từ cuối thế kỉ XIII đến hết thời kì VHTĐ; chủ yếu tập trung vào thể loại thơ và là các thể thơ dân tộc; đạt nhiều thành tựu to lớn.
Câu 2 trang 111 SGK Ngữ văn 10, tập 1
Câu 3 trang 112 SGK Ngữ văn 10, tập 1
+ Chủ nghĩa yêu nước, VD: Hịch tướng sĩ (Lòng căm thù giặc sâu sắc; Cảnh tỉnh và kêu gọi, khuyên nhủ các tướng sĩ từ bỏ cuộc sống ăn chơi, thái độ bàng quan để đánh giặc cứu nước…).
+ Chủ nghĩa nhân đạo, VD: Chuyện người con gái Nam Xương (đề cao những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương, cảm thông với số phận bất hạnh của nàng và phản ánh sự hà khắc của xã hội cũ đối với người phụ nữ).
+ Cảm hứng thế sự, VD: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút) phản ánh chân thực, chi tiết hiện thực xã hội mục ruỗng, suy đồi thời kì chúa Trịnh Sâm.
Câu 4 trang 112 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm:
+ Tính quy phạm: coi trọng mục đích giáo huấn, tư duy theo kiểu mẫu nghệ thuật sẵn có, quy định chặt chẽ trong thể loại, dùng nhiều thi liệu cổ, tính ước lệ, tượng trưng.
+ Sự phá vỡ tính quy phạm: những tác giả tài năng trong VHTĐ vừa tuần thủ tính quy phạm vừa phá vỡ nó, phát huy cá tính sáng tạo trong nội dung và hình thức.
- Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị:
+ Khuynh hướng trang nhã: hướng tới cái cao cả, đề cao vẻ đẹp tao nhã, sử dụng chất liệu ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt.
+ Xu hướng bình dị: gắn bó với hiện thực, hướng tới cái đời thường giản dị, vẻ đẹp đơn sơ mộc mạc, ngôn ngữ tự nhiên.
- Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài: tiếp thu ngôn ngữ, thể loại, thi liệu của văn học Trung Quốc nhưng có cải biến, đặc biệt sự ra đời chữ Nôm và việc Việt hóa thơ Đường, sáng tạo các thể thơ dân tộc đã cho thấy quá trình dân tộc hóa văn học.