Soạn Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa siêu ngắn

Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa bao gồm bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(386) 1287 29/07/2022

Câu 1 trang 84 SGK Ngữ văn 10, tập 1

1. Bài 1, 2 

a) Người than thân là ai và thân phận họ thế nào?

   - Cả hai lời than thân đều của người con gái chưa có chồng.

   - Thân phận của họ chỉ là những người bất hạnh. Họ không thể tự quyết định được tương lai và hạnh phúc của mình. Họ có khát khao hạnh phúc nhưng phải cam chịu cuộc sống hôn nhân theo số phận định đoạt.

b) Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại có những sắc thái riêng, được diễn ra bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau:

- Trong bài 1:

   + "Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?" có ý nghĩa biểu thị nỗi đau của người con gái đẹp (được ví như tấm lụa đào) không biết sẽ phải lấy người chồng như thế nào? Đây cũng là nỗi đau của những thân phận con người bị rẻ rúng, bị coi như món hàng và càng đau xót hơn khi cô gái không thể quyết định hạnh phúc của riêng mình.

   + Nét đẹp của cô gái là nét đẹp quý phái, sang trọng (tấm lụa đào).

- Trong bài 2:

    + Nỗi đau của người con gái lại được biểu hiện trong hoàn cảnh không được đánh giá đúng mức chỉ vì hình thức bên ngoài xấu xí (như củ ấu). Sự trái ngược giữa hình thức với nội dung "Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen" khiến cho cô gái bị hiểu nhầm.

    + Nét đẹp của cô gái trong bài ca này chủ yếu nhấn mạnh vẻ đẹp nội tâm với tâm hồn nhân cách cao đẹp. Nhưng xót xa thay ít ai lại để ý đến vẻ đẹp bên trong ấy và dường như người phụ nữ bị đánh giá không đúng mực  mang lại tủi cực. 

2. Bài 3

a) Cách mở đầu không theo lối quen thuộc mà tình tứ hơn, có lỗi dẫn dắt khi miêu tả được khung cảnh, là cái cớ để dẫn đến những câu sau.

     + "Ai" là đại từ phiếm chỉ. Có thể chỉ chung tất cả mọi người, có thể chỉ đối phương. Dù từ “ai” chỉ đối tượng nào nó cũng nhằm chỉ đối tượng đã gây nên sự đau khổ tỏng tình yêu của nhân vật trữ tình.

b) Bị lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững thủy chung.

- Điều đó được khẳng định qua các cặp ẩn dụ. Sao Hôm, sao Mai, mặt Trăng - mặt Trời (để chỉ hai người vừa đôi phải lứa); còn thể hiện qua hình ảnh so sánh "Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời", ý nói tình duyên tuy không thành nhưng lòng người vẫn đơn phương chờ đợi, vẫn mong có ngày gặp nhau.

- Tác giả lấy các hình ảnh thiên nhiên vũ trụ này (sao Hôm, sao Mai, sao Vượt, mặt Trăng, mặt Trời) gắn bó với cuộc sông lao động của những chàng trai, cô gái nông thôn (trong lao động họ thường phải đi sớm, về khuya, một sương, hai nắng...)

=> Những hình ảnh này dễ đi vào liên tưởng, suy nghĩ cảm xúc của họ. Hơn thế, những hình ảnh thiên nhiên vũ trụ này luôn vĩnh hằng, nó là biểu tượng cho tình yêu mãi mãi thủy chung, không bao giờ đổi thay.

c. Phân tích câu cuối."Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời"

- Ý nghĩa của câu cuối: Dù mình không còn nhớ đến ta, thì ta vẫn chờ đợi tình yêu của mình không bao giờ thôi, giống như sao Vượt cứ đứng giữa trời chờ đợi trăng lên.

- Vẻ đẹp của câu ca thể hiện trong hình tượng sao Vượt, cũng tức là nằm trong sự so sánh, liên tưởng độc đáo: chàng trai thấy sao Vượt (tức sao Hôm) thường mọc từ khi trời chưa tối và khi tròi mới tối xuống đã thấy sao sáng trên đỉnh trời rồi.

- Vẻ đẹp của câu ca dao còn thể hiện trong tình cảm. Tâm hồn tác giả, ở đây tác giả dân gian đã thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn cao thượng, với tình yêu thủy chung, son sắt, không đổi thay.

Câu 3 trang 84 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Bài 4:

Các thủ pháp diễn tả tình thương nhớ trong bài ca dao và tác dụng của chúng:

- Ẩn dụ và hoán dụ: 

+ "Khăn thương nhớ ai..." (Chiếc khăn là ẩn dụ gửi gắm nỗi lòng thương nhớ);

+ "Đèn thương nhớ ai..."  (Chiếc đèn là ẩn dụ nói lên nỗi nhớ khôn nguôi);

+ "Mắt thương nhớ ai... " (đôi mắt là hoán dụ nói lên nỗi lòng thao thức vì thương nhớ).

- Phép lặp (lặp từ ngữ và mô hình cú pháp)

+ Các từ thương, nhớ...được lặp lại nhiều lần, có tác dụng nhấn mạnh, tăng thêm nỗi nhớ thương.

+ Các từ khăn, đèn, mắt cũng được lặp lại nhiều lần để tô đậm các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, gây dấu ấn trong lòng người đọc.

- Các câu hỏi tu từ được sử dụng liên tục:

     + "Khăn thương nhớ ai - Khăn rơi xuống đất?...

     + Đèn thương nhớ ai - Mà đèn chẳng tắt?

     + Mắt thương nhớ ai - Mà mắt không yên?...

=> Tác dụng của những câu hỏi tu từ liên tục làm cho tình cảm láy đi láy lại, hợp với tâm trạng bồn chồn, không yên.

Câu 4 trang 84 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Bài 5

Chiếc cầu - dải yếm là một mô-tip nghệ thuật chỉ có trong ca dao để nói lên ước muốn mãnh liệt của người bình dân trong tình yêu.

- "Chiếc cầu" có ý nghĩa tượng trưng cho sự nối liền khoảng cách tình cảm giữa con người với con người.

- "Chiếc cầu - dải yếm" là một hình tượng độc đáo trong ca dao thể hiện khát vọng tình cảm mãnh liệt của các đôi trai gái, khát vọng về kết nối tình yêu lứa đôi, xa hơn nữa đó là mong muốn được kết duyên.

Câu 5 trang 84 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Bài 6

 - Khi nói đến tình nghĩa, ca dao dùng hình ảnh muối và gừng vì đây là hai thứ quan trọng, gần gũi với đời sống người dân. Hơn thế, nó có những nét đặc trưng giống với tình cảm con người. Gừng là loại có vị cay để lại dư vị, muốn cũng là một loại có vị mặn. Nói chung cả hai vị đều rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Điều đó thích hợp để ví với tình cảm có trước có sau, sâu nặng, mặn mà.

- Một số bài ca dao khác.

                    Muối ba năm muối đang còn mặn

                    Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

                    Đôi ta tình nặng nghĩa dày

                    Có xa nhau đi chăng nữa ba vạn sáu ngàn ngày mới xa

 

                         Tay bưng chén muối đĩa gừng

                    Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

                         Muối càng mặn, gừng càng cay

                    Đôi ta tình nặng nghĩa dày em ơi!

Câu 6 trang 84 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Những biện pháp nghệ thuật thường được dùng trong ca dao? Những biện pháp đó có gì khác với nghệ thuật thơ trong văn học viết?

a. Các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong ca dao (qua các bài vừa học):

- Biện pháp so sánh (trong các bài 1, 2, 3)

- Biện pháp ẩn dụ (bài 2, 3, 4, 5, 6)

- Hoán dụ (bài 4)

- Nói quá (bài 5, 6)

b. Những biện pháp nghệ thuật trong ca dao có nét riêng:

     + Lấy những sự vật gần gũi cụ thể với đời sống của người lao động để so sánh, để gọi tên, để trò chuyện như: nhện, sao, mận, đào, vườn hồng, cái đó, con sông, chiếc cầu, chiếc khăn, cái đèn, đôi mắt...

     + Trong khi đó thơ bác học trong văn học viết sử dụng trang trọng hơn, có những nét khó hiểu hơn, uyên thâm hơn.

(386) 1287 29/07/2022