Soạn Đại cáo bình Ngô (tiếp theo) siêu ngắn
Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
* Bố cục: 4 phần
- Phần 1 (Việc nhân nghĩa..chứng cứ còn ghi) : Nêu luận đề chính nghĩa.
- Phần 2 (Vừa rồi…Ai bảo thần dân chịu được): Vạch rõ tội ác kẻ thù.
- Phần 3 (Ta đây…chưa thấy xưa nay) : Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.
- Phần 4 (Còn lại): Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
* Nội dung mỗi đoạn: hướng vào chủ đề chung của bài cáo là nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc thể hiện xuyên suốt tác phẩm bằng cách sử dụng những từ có tính chất hiển nhiên, rút ra từ thực tiễn lịch sử.
Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
a. Những chân lí được khẳng định làm căn cứ cho việc triển khai toàn bộ bài cáo : Tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt.
b. Đoạn mở đầu có ý nghĩa như bài tuyên ngôn là bởi tác giả không chỉ đưa ra một nguyên lí về chính nghĩa mà còn nêu ra chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập chủ quyền của nước ta .
c.
- Sử dụng những lời lẽ lập luận đầy sức thuyết phục với các từ ngữ khẳng định tính chất tự nhiên vốn có lâu đời của nước Đại Việt.
- Cách sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu.
- Nêu ra những dẫn chứng cụ thể.
Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
a. Tác giả đã tố cáo những tội ác của giặc Minh:
- Trước hết là vạch trần âm mưu xâm lược quỷ quyệt của giặc Minh
- Tiếp theo là tố cáo những chủ trương cai trị vô nhân đạo vô cùng hà khắc của giặc Minh
- Hình ảnh người dân Việt khốn khổ điêu linh bị dồn đến đường cùng không khác gì con vật chính là hình ảnh tố cáo sâu sắc nhất tội ác man rợ của giặc Minh.
b. Nghệ thuật của đoạn tố cáo:
- Vận dụng kết hợp những chi tiết vừa cụ thể, vừa khái quát, lối liệt kê liên tiếp, hình ảnh kẻ thù đối lập với hình ảnh người dân vô tội.
- Câu văn giàu cảm xúc, giàu hình tượng
- Giọng văn và nhịp điệu thay đổi linh hoạt nhịp điệu nhanh dần.
- Lời văn khi uất hận trào sôi khi thảm thương tha thiết, lúc nghẹn ngào tấm tức…
Câu 4 (trang 22 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
a. Giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa:
- Khó khăn: thiếu lương thực, thiếu quân, thiếu nhân tài ; kẻ thù mạnh.
- Người anh hùng Lê Lợi : Xuất thân từ nông dân, chốn núi rừng, vì dân mà dấy nghĩa. Có lòng căm thù giặc sâu sắc, lí tưởng hoài bão lớn, có quyết tâm chiến đấu.
- Sức mạnh giúp dân ta chiến thắng hơn hết chính là sức mạnh đoàn kết toàn dân.
b. Giai đoạn phản công thắng lợi:
- Những trận đánh : Trận Tây Kinh, Đông Đô quân ta chiếm lại; trận Ninh Kiều, Tốt Động giặc thảm bại thây chất đầy nội; trận Chi Lăng, Mã An là sự thất bại của tướng giặc Liễu Thăng cụt đầu; trận Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước.
- Nghệ thuật miêu tả :
+ Phép so sánh đã miêu tả thành công sự đối lập của quân ta và giặc : quân ta sấm vang chớp giật,.. người hùng hổ, kẻ vuốt nanh,… ; quân giặc thì nghe hơi mà mất vía… máu chảy thành sông, lê gối dâng tờ tạ tội…
+ Phép liệt kê, trùng điệp, câu văn dài ngắn đan xen, biến hóa linh hoạt, gợi lên âm hưởng hào hùng vừa mạnh mẽ vừa khí thế.
- Tính chất hùng tráng : hình ảnh phong phú được đo bằng sự rộng lớn kì vĩ của thiên nhiên, câu văn, nhịp điệu ngắn dài khác nhau tạo nhịp điệu chung là dồn dập, sảng khoái, bay bổng.
Câu 5 (trang 22 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đoạn cuối, giọng văn trầm lắng, tự hào. Bởi những lời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư.
- Lời tuyên bố độc lập được tác giả đồng thời rút ra bài học lịch sử: thế sự vững bền, suy vong tất yếu của mỗi quốc gia. Vị thế sự vững bền được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc
Câu 6 (trang 22 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
a. Đó là bản tuyên ngôn độc lập về chủ quyền dân tộc, là bản cáo trạng tội ác kẻ thù, là bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và chiến thắng của quân ta. Đây là một áng văn yêu nước lớn, chói ngời tư tưởng nhân dân.
b. Nghệ thuật : Bài cáo kết hợp hài hòa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương. Vận dụng lối kết cấu chung của thể cáo, lấy tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc làm cơ sở chân lí. Có sự kết hợp tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.