Phân tích tác phẩm Hồi trống Cổ Thành

Dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Hồi trống Cô Thành bao gồm: mở bài, thân bài, kết bài giúp các em học tốt môn văn lớp 10
(398) 1325 29/07/2022

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả La Quán Trung và tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa

- Giới thiệu đoạn trích Hồi trống Cổ Thành

2. Thân bài

a. Nhân vật Trương Phi

* Khi nghe tin Quan Công đến:

- Hành động: “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặt áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một ngàn quân đi tắt ra cửa Bắc”.

=> Hành động diễn ra nhanh, quyết liệt

 * Khi giáp mặt Quan Công:

- Hành động: “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công (2 lần)”.

=> Thể hiện thái độ vô cùng giận dữ của Trương Phi.

- Ngôn ngữ:

+ Xưng hô: mày (5 lần), tao (3 lần), thằng (1 lần),  (3 lần).

=> Cách xưng hô đầy khinh bỉ như với kẻ thù.

- Nguyên nhân được lập luận:

Mày bỏ anh => bất nghĩa.

Hàng Tào Tháo => bất trung.

+ Được phong hầu tứ tước.

Lại đến lừa em => bất nhân.

- Trương Phi kết luận về Quan Công: thằng phụ nghĩa.

=> Trương Phi dù có nóng giận nhưng ngay thẳng, là người biết giữ chữ tín và lòng trung.

* Khi hai chị và Tôn Càn khuyên:

- Không tin mà khẳng định Quan Công là thằng phụ nghĩa.

“Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?”.

=> Khẳng định hai chị dâu bị Quan Công lừa.

- Khi Tôn Càn nói: “Mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây tất là để bắt ta đó”.

=> Là người cẩn trọng, không dễ tin lời người khác, nóng nảy và có phần thô tục.

* Khi Sái Dương xuất hiện:

- Làm tăng sự nghi ngờ của Trương Phi với Quan Công.

- Làm tăng tính hấp dẫn, kịch tính cho câu chuyện.

- Là yếu tố mở nút gỡ bỏ những hiểu lầm.

- Lời thách thức của Trương Phi phải được chứng minh bằng hành động.

=> Chi tiết này là sự xếp đặt của tác giả để mở lối thoát cho tác phẩm. Nhờ chi tiết này mà mọi hiểu lầm được gỡ bỏ và tạo sự hồi hộp, hấp dẫn cho lời kể.

* Khi Quan Công đã chém đầu Sái Dương:

- Trương Phi vẫn chưa tin hẳn.

- Hỏi kỹ tên lính bị bắt chuyện về Quang Công ở Hứa Đô => vẫn chưa tỏ rõ thái độ.

- Nghe lời kể của chị dâu => khóc, thụp lạy Vân Trường.

=> Biết nhận sai và sửa lỗi.

=> Là người ngay thẳng, nóng nảy, hơi thô lỗ nhưng cái đáng quý đáng trọng là trắng đen rõ ràng, biết giữ chữ tín, giữ lòng trung và phục thiện - là một hổ tướng của nước Thục sau này.

b. Nhân vật Quan Công

* Qua cách chọn lựa của Quan Công cho ta thấy:

- Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo.

=> Thể hiện được lòng trung: bảo vệ được mình và 2 chị dâu.

- Khi gặp Trương Phi: Quan Công vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại đón”.

* Khi bị Trương Phi hiểu lầm:

- Luôn có thái độ điềm đạm, bình tĩnh để gỡ bỏ những hiểu lầm.

+  Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”.

+ Lời lẽ mềm mỏng “em không biết, ta cũng khó nói”.

+ Nhờ hai chị dâu giải thích hộ.

- Để minh oan: Chấp nhận thử thách, sẵn sàng hành động và dùng hành động để:

=> Chứng tỏ lòng trung.

 - Chém Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống của Trương Phi.

=> Quan Công là một dũng tướng, trung tín, khéo léo, hiểu thời thế, ông còn là một người độ lượng, tuyệt nghĩa, một người có bản lĩnh, thể hiện việc chưa dứt 1 hồi trống đã lấy đầu Sái Dương, người bản lĩnh, dũng cảm, khí phách oai phong.

c. Ý nghĩa “ Hồi trống Cổ Thành”

-Tác giả tả bằng ba câu ngắn gọn, hàm súc: “Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại. Trương Phi thẳng tay đánh trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất.”

- Tạo không khí chiến trận cho hồi kể.

“Hồi trống” là chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa:

+ Hồi trống thách thức

+ Hồi trống giải oan

+ Hồi trống đoàn tụ

+ Biểu dương tinh thần cương trực của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Công.

+ Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu – Quan – Trương.

=> Hồi trống Cổ Thành chính là linh hồn, kết tinh mọi yếu tố nội dung và nghệ thuật của văn bản.

3. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

(398) 1325 29/07/2022