Soạn Tào Tháo uống rượu luận anh hùng siêu ngắn

Soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng bao gồm bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(395) 1317 29/07/2022

Câu 1 (trang 83 SGK Ngữ văn 11, tập 2)
* Phân tích qua hai sự việc: Làm vườn và luận về anh hùng, chỉ ra được những nét cơ bản về tâm trạng và tính cách của Lưu Bị:
- Sợ Tào Tháo nghi ngờ sẽ tìm cách cản trở hoặc hãm hại.
- Cố giấu tư tưởng, tình cảm thật của mình.
- Có câu nói và hành động thật khớp, thật phù hợp với hoàn cảnh không để Tào Tháo nghi ngờ.
 => Lưu Bị là người trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo che đậy tâm trạng, tình cảm thật của mình trước kẻ thù, kiên trì, nhẫn nại thực hiện chí lớn phò vua giúp nước. Đó là tính cách của một anh hùng lí tưởng của nhân dân Trung Hoa cổ đại, một vị vua tương lai.

Câu 2 (trang 83 SGK Ngữ văn 11, tập 2)
Tào Tháo:
- Tham vọng, có tư tưởng làm bá chủ thiên hạ : có chí lớn, mưu cao, có tài.
- Bản tính gian hùng : có tài thao lược nhưng nhiều mưu mô xảo quyệt, bằng mọi thủ đoạn để đạt mục đích, đa nghi, kiêu ngạo nên chủ quan bị Lưu Bị qua mặt.

Câu 3 (trang 83 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Trong truyện cũng như quan niệm của đánh giá của dân gian, Lưu Bị vẫn được giàu đức độ.

- Lưu Bị như tấm gương phản chiếu được sự nham hiểm, tàn bạo của Tào Tháo

- Lưu Bị lấy lòng thành, dùng nhân nghĩa đối đãi với người

- Lưu Bị được lòng dân chúng khắp nơi

Tào Tháo nham hiểm, tàn bạo, xảo trá của Tào Tháo, ứng xử với đời bằng nhiều thủ đoạn

- Tào Tháo làm mọi việc, kể cả tàn nhẫn để đạt được ý định của mình, mà vứt bỏ chữ nhẫn

Câu 4 (trang 83 SGK Ngữ văn 11, tập 2)
Cách kể chuyện:
- Tình huống kịch tính, hấp dẫn, đòi hỏi các nhân vật phải bộc lộ mình, người đọc tự đánh giá nhân vật.
- Lời kể tự nhiên, ngắn gọn
- Khắc họa nhân vật rõ nét.
- Đối thoại hấp dẫn, sinh động.

 

(395) 1317 29/07/2022