Phân tích Chiến thắng Mtao Mxây

Dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Chiến thắng Mtao Mxâylập bao gồm: mở bài, thân bài, kết bài giúp các em học tốt môn văn 10
(380) 1265 29/07/2022

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về thể loại sử thi: là những bản anh hùng ca hào sảng của nhân dân.

- Giới thiệu chung về Sử thi Đăm Săn và đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây.

2. Thân bài

a. Hình tượng Đăm Săn trong trận chiến với Mtao Mxây

* Khi vào cuộc chiến: 

- Hiệp một:

+ Trong khi Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên => Điều này thể hiện bản lĩnh của chàng.

+ Mtao Mxây đã lộ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn nói những lời huênh hoang.

- Hiệp 2:

+ Đăm Săn múa khiên làm cho Mtao Mxây hốt hoảng trốn chạy với bước cao bước thấp => thể hiện sức mạnh cả Đăm Săn và sự yếu sức của Mtao Mxây.

+ Mtao Mxây cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu => càng yếu sức.

+ Đăm Săn cướp được miến trầu => sức mạnh của chàng tăng lên.

- Hiệp ba:

+ Đăm Săn múa dũng mãnh và đuổi theo Mtao Mxây.

+ Đăm Săn đâm trúng áo Mtao Mxây nhưng không thủng được áo hắn. Chàng phải cầu cứu thần linh.

- Hiệp bốn:

+ Đăm Săn được thần linh giúp sức.

+ Chàng đuổi theo và giết chết kẻ thù.

=> Với lối mô tả song hành, lối so sánh phóng đại, Đăm Săn hơn hẳn Mtao Mxây về cả tài năng, sức lực, phẩm chất và phong độ. Đòi vợ chỉ là cái cớ, cao hơn chính là mở mang bờ cõi, làm nổi uy danh cộng đồng => Đăm Săn là một nhân vật anh hùng sử thi đích thực.

b. Thái độ của mọi người đối với chiến thắng của Đăm Săn

* Dân làng Mtao Mxây

- Ba lần Đăm Săn kêu gọi thì cả ba lần mọi người đều hưởng ứng (số 3 tượng trưng cho số nhiều): “Không đi sao được, tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai.”

=> Họ nhất trí xem Đăm Săn là tù trưởng, là anh hùng của họ.

- Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau, biến đổi, phát triển.

=> Qua ba lần hỏi – đáp, lòng trung thành tuyệt đối của mọi nô lệ đối với Đăm Săn ngày càng được tô đậm.

- Mọi người cùng ra về theo Đăm Săn đông vui như đi hội: “Đoàn người đông như bầy cà tông, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối.”

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng cá nhân anh hùng đối với cộng đồng, bộ tộc.

+ Thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng đối với cá nhân anh hùng -> Đây cũng là biểu hiện của ý thức dân tộc.

* Thái độ của dân làng Đăm Săn

- Hân hoan chào đón người anh hùng chiến thắng trở về.

- Đồng lòng hưởng ứng lời kêu gọi của tù trưởng: mở tiệc ăn mừng chiến thắng => phấn khởi, vui mừng, tự hào.

* Thái độ của các tù trưởng xung quanh

“Nhà Đăm Săn...các vị tù trưởng đều từ phương xa đến” => kéo đến ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn như ăn mừng chiến thắng của chính mình.

=> Người anh hùng được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối.

c. Cảnh ăn mừng chiến thắng

- Hình ảnh Đăm Săn được miêu tả hòa vào cùng với dân làng trong niềm vui chiến thắng:

+ Đông vui nhộn nhịp.

+ Ăn mừng hoành tráng.

- Đăm Săn hiện lên ngoài vẻ đẹp hình thể còn là sức mạnh uy vũ, vô biên trong con mắt ngưỡng mộ của dân làng => cách miêu tả phóng đại tạo ấn tượng với độc giả.

3. Kết bài:

Cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

(380) 1265 29/07/2022