Bài giảng Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Tóm tắt bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ngắn gọn dễ hiểu có ví dụ minh hoạ giúp các em học tốt môn văn lớp 10, soạn bài dễ dàng
(386) 1288 29/07/2022

I. NGÔN NGỮ SINH HOẠT

1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,... đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

Gồm 3 dạng:

- Dạng nói: đối thoại, độc thoại.

- Dạng viết: nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ.

- Dạng lời nói tái hiện: là dạng mô phỏng lời thoại tự nhiên của ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày nhưng đã được gọt giũa, biên tập, có chức năng như các tín hiệu nghệ thuật (lời nói của các nhân vật trong kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyết...)

II. ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT

Ngôn ngữ sinh hoạt có 3 đặc trưng cơ bản và tiêu biểu: Tinh cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể.

1. Tính cụ thể

Những biểu hiện của tính cụ thể:

- Về hoàn cảnh: có thời gian, địa điểm cụ thể.

- Về con người: có người nói và người nghe cụ thể.

- Về mục đích: đích hướng tới của  người nói.

- Về cách diễn đạt: gồm từ ngữ, cách nói năng.

2. Tính cảm xúc:

Những biểu hiện của tính cảm xúc:

- Qua giọng điệu: giọng thân mật nhẹ nhàng, giọng quát nạt bực bội, giọng khuyên bảo, giọng đay nghiến, giọng giục giã...

- Qua từ ngữ: lớp từ khẩu ngữ biểu cảm.

- Qua kiểu câu: những kiểu câu như cầu khiến, cảm thán, gọi đáp, hô ứng.

=> Không có lời nói nào nói ra lại không mang tính cảm xúc.

3. Tính cá thể

Những biểu hiện của tính cá thể:

- Giọng nói: mang màu sắc âm thanh của từng người.

- Từ ngữ: là vốn từ ngữ ưa dùng quen thuộc.

- Câu văn: là cách nói năng riêng của từng người.

=> Qua đó ta có thể phân biệt được tuổi tác, giới tính, cá tính, địa phương,... của họ.

(386) 1288 29/07/2022