Tìm hiểu chung về Thơ Hai-cư
1. Đặc điểm thơ Hai cư
* Thể thơ:
- Hai cư là một thể thơ truyền thống độc đáo của Nhật Bản (thi quốc), được hình thành từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ XVII có những thành tựu nổi bật.
- Hình thức: thơ Hai cư thuộc loại ngắn nhất thế giới (cả bài chỉ 17 âm tiết, ngắt thành 3 đoạn 5-7-5). Nguyên bản tiếng Nhật chỉ có một câu thơ.
+ Dòng 1: giới thiệu.
+ Dòng 2: Tiếp tục ý trên và chuẩn bị cho dòng 3.
+ Dòng 3: Ý thơ kết lại nhưng không rõ ràng, mở ra những suy ngẫm, cảm xúc cho người đọc ngân nga, lan tỏa.
* Nội dung:
- Phản ánh tâm hồn người Nhật - tâm hồn ưa thích hòa nhập với thiên nhiên, vì vậy nội dung thường hướng đên một phong cảnh, một vài sự vật cụ thể, một tứ thơ, một cảm xúc, một suy tư… của người viết.
- Tứ thơ: khơi gợi xúc cảm, suy tư trong một khoảnh khắc hiện tại (quy tắc sử dụng "quý ngữ)
- Ví dụ:
+ Mùa Thu: Mùa Sương – Chiều Thu – Gió Thu.
+ Mùa Hè: Chim Đỗ Quyên, Tiếng Ve
+ Mùa Xuân: Hoa anh đào.
=> Đó là thời điểm hiện tại, cảnh trước mắt, sự gắn bó sâu sắc của con người với thiên nhiên.
* Nghệ thuật:
- Thủ pháp tượng trưng:
+ Thể hiện một khoảnh khắc của cảnh vật và đỉnh điểm của cảm xúc, hàm súc nghệ thuật khơi gợi chứ không phải là hàm xúc của châm ngôn, triết lý + thiên nhiên. Tìm cái đẹp trong những hình ảnh giản dị bình thường của thiên nhiên.
+ Thấm đẫm tinh thần Thiền tông (Phật giáo) và tinh thần văn hóa phương Đông.
- Ngôn ngữ: thiên về gợi, đa nghĩa.
2. Phân loại: 3 nhóm:
- Chùm thơ về tình cảm con người (bài 1-5).
- Chùm thơ về thiên nhiên (bài 6-7).
- Bài thơ của lòng khát khao sự sống (bài 8).
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Thơ Ba-sô đã thức dậy nỗi nhớ da diết trong lòng những người xa quê hướng về xứ sở.
b. Giá trị nghệ thuật
- Câu thơ ngắn, hàm súc .
- Hình ảnh thiên nhiên, tạo vật đầy gợi cảm trong liên tưởng.