Phân tích Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa bao gồm: mở bài, thân bài, kết bài giúp các em học tốt môn văn 10
(397) 1324 29/07/2022

I. Mở bài

- Giới thiệu về thể loại ca dao: Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,…

- Giới thiệu khát quát về chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa: Ca dao than thân yêu thương, tình nghĩa là chùm ca dao chiếm số lượng lớn trong kho tàng ca dao Việt Nam, đó là tiếng hát than thân, là những lời ca yêu thương, tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam sau lũy tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đình…

II. Thân bài

1. Ca dao than thân

a) Bài 1

- “Thân em”: cách mở đầu quen thuộc trong lời than thân của người phụ nữ. Nó gợi nên âm điệu xót xa, ngậm ngùi. “Thân em” ở đây không phải để nói về một người phụ nữ cụ thể nào mà là lời chung của của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ - hình ảnh tấm lụa đào: Hình ảnh tấm lụa đào gợi nên vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha, đầy nữ tính

=> Người phụ nữ tự ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của bản thân mình.

- Cách sử dụng từ ngữ:

    + Từ láy “phất phơ”: gợi nên sự bấp bênh, chông chênh, vô định trong số phận, cuộc đời của người phụ nữ.

    + “Biết vào tay ai”: tạo cảm giác chới với, đắng cay của thân phận không thể tự lựa chọn, quyết định tương lai, hạnh phúc của bản thân mình.

     => Bài ca dao là lời than thân của người phụ nữ có thân phận bị phụ thuộc, chông chênh, vô định, không thể tự quyết định tương lai và hạnh phúc của bản thân mình. Đồng thời, qua đó, lên án, phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền tự do, hạnh phúc của con người và lên tiếng ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ.

b) Bài 2

- Mô-típ mở đầu quen thuộc, thường thấy trong ca dao “thân em”: người phụ nữ cất tiếng lời tự than cho số phận của mình.

- Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ - hình ảnh “củ ấu gai”:

    + Miêu tả chân thực, chi tiết về củ ấu gai: ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

    + Qua hình ảnh cụ ấu gai, tác giả gợi liên tưởng tới hình ảnh người phụ nữ, vẻ bên ngoài họ vất vả, lam lũ, khó nhọc, nhem nhuốc nhưng bên trong họ tràn đầy vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất.

    => Người phụ nữ tự ý thức được vẻ đẹp phẩm chất, trong trắng của mình,.

- Hai câu cuối là lời mời mọc da diết của cô gái. Ẩn sau lời mời chàng trai nếm thử củ ấu gai của cô gái chính là khát khao của con người mong muốn được khẳng định cái chân giá trị, cái vẻ đẹp của mình.

    => Bài ca là lời ngậm ngùi xót xa của người phụ nữ. Đồng thời, bài ca còn là lời ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa.

c) Bài 3

- Mô-típ mở đầu “trèo lên” quen thuộc trong ca dao. Song với cách nói “trèo lên cây khế nửa ngày” là một cách nói đặc biệt, bất bình thường. Qua đó, thể hiện hiện tâm trạng thất thần, vẩn vơ, không thể tập trung vào bất cứ việc gì của chàng trai mắc bệnh “tương tư”.

- Sử dụng câu hỏi tư từ “Ai làm chua xót lòng này khế ơi”: Câu hỏi tu từ cũng chính là lời bộc bạch của chàng trai. Đại từ “ai” là đại từ phiếm chỉ, ngầm ý nhắc tới những thứ dã chia cát tình duyên của chàng. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi lòng ngậm ngùi, chua xót của chàng trai khi bị chia cắt tình duyên.

- Sử dụng các cặp hình ảnh đối lập: sao Hôm – sao Mai, mặt trăng – mặt trời

=> Sự xa xôi, cách trở trong tình yêu

=> Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn thuỷ chung bền vững. Cái tình ấy được nói lên bằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ (mặt trặng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai). Điểm đặc biệt của những hình ảnh nghệ thuật này là tính bền vững, không thay đổi trong quy luật hoạt động của nó.

=> Lấy cái bất biến của vũ trụ, của thiên nhiên để khẳng định cái tình thuỷ chung son sắt của lòng người chính là chủ ý của tác giả dân gian.

- Hai câu cuối như lời giãi bày trực tiếp của chàng trai:

    + “Ta” và “Mình” thể hiện sự thân thiết gắn bó giữa hai người, thể hiện sự gần gũi thân thiết .

    + Hình ảnh so sánh, ẩn dụ “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: Sao Vượt là tên cổ của sao Hôm. Nó thường mọc sớm vào buổi chiều, lên đến đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc.

     => Vì thế câu thơ cuối "Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời" như là một lời khẳng định về tình nghĩa thuỷ chung son sắt và ý chí quyết tâm vượt qua những rào cản của tình yêu. Câu thơ là một lời nhắn nhủ với bạn tình, đồng thời cũng là một khát khao mong tình yêu có thể cập đến bền bờ hạnh phúc.

     => Bài ca dao thể hiện sự đồng cảm đối với những cảm xúc, nỗi niềm tâ, sự của chàng trai. Đồng thời, thể hiện sự trân trọng, ca ngợi những phẩm chất đáng quý ở chàng trai: thủy chung, son sắt.

2. Ca dao yêu thương, tình nghĩa

a) Bài 4

- 10 câu đầu: Cách thể hiện gián tiếp những cung bậc cảm xúc khác nhau

    + Nghệ thuật điệp cấu trúc nghi vấn “khăn thương nhớ ai”

     => Nhấn mạnh, tô đậm nỗi nhớ triền miên, không ngừng không nghỉ và là lời tự vấn của nhân vật trữ tình

    + Hình ảnh “khăn”

        > Là vật trao duyên, tri kỉ, gợi kỉ niệm nhớ thương. Chiếc khăn là vật dụng quấn quýt với người con gái, cùng chia sẻ với họ bao nỗi niềm

        > Nghệ thuật đảo thanh và dùng hình ảnh vận động đảo ngược, trái chiều chủa chiếc khăn: rơi xuống, vắt lên,

        => Tâm trạng ngổn ngang, trăm mối tơ vò của chủ thể trữ tình, nỗi nhớ như bao trùm, phủ kín, bủa vây khắp không gian.

        >  Hình ảnh “khăn chùi nước mắt”: cảnh khóc thầm, đau khổ đáng thương của biết bao cô gái.

        => Mượn hình ảnh chiếc khăn, tác giả dân gian đã thể hiện nỗi nhớ triền miên, bâng khuâng, da diết, mang đậm màu sắc nứ tính của cô gái.

    + Hình ảnh “đèn”

        > Nỗi nhớ được đo theo nhịp thời gian, nhớ từ ngày đến đêm, nỗi nhớ kéo dài triền miên.

        > Hình ảnh “đèn không tắt”: con người trằn trọc thâu đêm với nỗi nhớ đằng đẵng với thời gian.

    + Hình ảnh “mắt”

        > Cô gái tự hỏi chính mình với nỗi ưu tư vẫn còn nặng trĩu: “Mắt thương nhớ ai/ Mắt ngủ không yên”

        > “Mắt ngủ không yên”: Khắc họa hình ảnh con người thao thức, trằn trọc, lo lắng, bất an trong đêm.

        =>  Mười câu thơ đầu với nghệ thuật điệp và cách sử dung các hình ảnh so sánh, nhân hóa, ẩn dụ đã khắc họa thành công những cung bậc nhớ thương của cô gái khi yêu.

- Hai câu cuối: Cách thể hiện trực tiếp những cảm xúc.

    + Đại từ nhân xưng “em” cho thấy chủ thể trữ tình đang trực tiếp bày tỏ cảm xúc của mình.

    + “Không yên một bề”: nỗi bất an, lo lắng trong lòng cô gái

    => Hai câu cuối trào ra một nỗi lo lắng, bất an cho hạnh phúc lứa đôi. Hạnh phúc ấy thường bấp bênh bởi lẽ trong xã hội phong kiến, tình yêu tha thiết không chắc rằng sẽ đến được hôn nhân.

    => Bài ca là tiếng hát đầy yêu thương thể hiện qua nỗi nhớ chan chứa tình người, qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái Việt Nam. Đồng thời, qua đó lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến khoong đem lại hạnh phúc cho con người với quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.

b) Bài 5

- Hình ảnh “sông: gợi không gian xa cách, là khoảng không ngăn cách tình yêu, hạnh phúc đôi lứa.

- “Sông rộng một gang”: Cách nói phóng đại, tưởng chừng như vô lí nhưng lại có lí trong tình yêu.

=>  Ước muốn táo bạo, thể hiện tình yêu mãnh liệt trong lòng cô gái.

- Hình ảnh “cầu dải yếm”:

    + “Cầu” là khoảng không gian gần gũi, quen thuộc là nơi gặp gỡ, hẹn hò của các chàng trai, cô gái

    + “Cầu dải yếm” là cầu do chính cô gái bắc cho người mình yêu, mềm mại, uyển chuyển.

     => Sự chủ động, táo bạo nhưng cũng không kém phần tế nhị, duyên dáng, kín đáo của cô gái

     => Bài ca dao thể hiện sự đồng tình, ủng hộ với những khát vọng tình yêu mãnh liệt, táo bạo của người phụ nữa. Đồng thời, qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữa, chủ động, táo bạo trong tình yêu nhưng vẫn không kém phần duyên dáng, tế nhị.

c) Bài 6

- Hai câu đầu:

    + Hình ảnh “gừng cay” – “muối mặn”

        > Muối, gừng là những gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt, nó còn là vị thuốc chữa bệnh, là hương vị của tình người.

        > Biểu tượng cho tình nghĩa, sự gắn bó thủy chung của con người.

    + Từ ngữ chỉ khoảng thời gian dài, mang tính ước lệ: ba năm, chín tháng

    => Hai câu đầu, mượn hình anh của gừng và muối, tác giả dân gian muốn thể hiện sự thủy chung, gắn bó trong tình nghĩa vợ chồng. Đồng thời, những hình ảnh đó còn thể hiện những khó khăn, vất vả, thiếu thốn mà vợ chồng đã cùng nhau trải qua.

- Hai câu kết:

    + Đại từ xưng hô: “đôi ta” dùng để chỉ đôi lứa yêu nhau hoặc vợ chồng.

    + Thành ngữ “nghĩa nặng tình dày”: sự thủy chung son sắt, nghĩa tình sâu nặng của vợ chồng.

    + “Ba vạn sáu ngàn ngày” ý chỉ cả một đời người: Nhấn mạnh tình yêu, sự thủy chung của hai người, chỉ có cái chết mới có thể khiến họ chia lìa, rời xa nhau.

     => Bài ca dao đã thể hiện tình nghĩa thủy chung, gắn bó bền vững của tình cảm vợ chồng khi đã cùng nhau trải qua những cay đắng, khó khăn, vất vả của cuộc đời.

III. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của ca dao nói chung và ca dao than thân, yêu thương tình nghãi nói riêng.

- Thái độ, tình cảm của bản thân: Trân trọng, giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống dân tộc.

(397) 1324 29/07/2022