Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào?
Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi trong nội dung phần câu hỏi cuối bài Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều, giúp các em chuẩn bị tốt Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa trước khi tới lớp.
Câu hỏi
Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào? Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh gì?
(Câu hỏi 2 trang 90 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều)
Trả lời
- Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự tuần tự từ khổ đầu tới khổ cuối.
- Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh để làm nổi bật vẻ đẹp về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa
+ Khổ 1: Chi tiết tiếng gà cục tác và hình ảnh không gian nắng trưa
+ Khổ 2: Hình ảnh ổ gà, gà và trứng
+ Khổ 5: Hình ảnh bà lo lắng đàn gà khi gió mùa đông tới.
+ Khổ cuối: Chi tiết tiếng gà cục tác, chi tiết tiếng gọi bà cảm động.
Câu hỏi liên quan trong bài
- Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa là gì?
- Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào?
- Ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa
- Vì sao khổ thơ này được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi "Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào? Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh gì?". Hy vọng với trọn bộ Soạn văn 7 Cánh Diều do Đọc tài liệu biên soạn sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!