Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là gì?
Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 4 trang 108 thuộc phần CÂU HỎI CUỐI BÀI: soạn bài Hội thi thổi cơm Cánh diều Cánh diều (Bài 5: Văn bản thông tin SGK Ngữ văn 7 Cánh diều tập 1).
Câu hỏi: Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là gì? Phân tích một số nội dung cụ thể trong văn bản để thấy người viết đã đạt được mục đích đó.
(Câu 4 trang 108 Ngữ văn 7 Cánh diều tập 1)
Trả lời:
Cách trả lời 1:
- Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là để giới thiệu về cuộc thi thổi cơm của các địa phương nổi tiếng.
- Trong văn bản, người viết đã giới thiệu về thể lệ và cách thức tổ chức hội thi thổi cơm ở nhiều địa phương khác nhau giúp người đọc có hình dung từ khái quát tới chi tiết về hội thi dân gian này.
Cách trả lời 2:
- Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là, giới thiệu về hội thi thổi cơm ở một số địa phương trên đất nước ta, đồng thời giới thiệu về luật lệ hình thức tổ chức các hội thi đó để thấy được sự đa dạng, độc đáo của từng hội thi
- Trong văn bản tác giả đã đưa ra được dẫn chứng về 4 hội thi thổi cơm ở Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội), làng Chuông (Hà Nội), Tự Trọng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) và Hành Thiện (Nam Định), ở mỗi hội thi tác giả đã trình bày được những đặc điểm nổi bật và luật lệ, hình thức thi của từng nơi.
Cách trả lời 3:
Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là cung cấp thông tin về thể lệ cuộc thi nấu cơm ở địa phương khác nhau, qua đó thấy được sự đa dạng và nét đặc sắc trong lễ hội dân gian của từng địa phương.
Ngay từ đoạn mở đầu, người viết đã gợi mở về sự đa dạng này để khơi gợi sự chú ý của người đọc. Ở các phần tiếp theo, người viết lần lượt triển khai một cách chi tiết về quá trình, thể lệ thi của các vùng. Mỗi đoạn đều nhấn mạnh tới đối tượng dự thi, địa điểm thi, các yếu tố tạo thử thách và cách chọn người thắng cuộc. Qua những mô tả dẫn dắt cụ thể, người viết đã đạt được mục đích là giúp cho người đọc có cái nhìn toàn cảnh cũng như cái nhìn so sánh về hội thi nấu cơm để thấy được sự đa dạng, độc đáo của cùng một hội thi nhưng được tiến hành tại các địa phương khác nhau.
Xem thêm các câu hỏi trong bài:
- Kể tên một số hội thi dân gian và hiện đại mà em biết
- Tại sao đoạn mở đầu được in đậm? Nội dung chính của đoạn này là gì?
- Điểm giống nhau và khác nhau của hội thi ở làng Chuông với các nơi
- Chỉ ra bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm
- Các thông tin trong văn bản Hội thi thổi cơm được sắp xếp theo trật tự
- Điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm của các địa phương
- Văn bản giúp em hiểu thêm điều gì về hội thi thổi cơm?
- Nếu vẽ thêm minh họa cho bài viết Hội thi thổi cơm
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu 4 trang 108:"Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là gì? Phân tích một số nội dung cụ thể trong văn bản để thấy người viết đã đạt được mục đích đó.": soạn bài Hội thi thổi cơm sách Ngữ văn 7 Cánh diều tập 1, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn văn 7 Cánh Diều!
- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 7 mới -