Soạn bài Mẹ Cánh diều
Đọc tài liệu gợi ý soạn văn 7 Cánh diều bài Mẹ với đầy đủ kiến thức cơ bản để các em có thể tìm hiểu, ghi nhớ nội dung, nghệ thuật của bài thơ thật dễ dàng nhất.
Bài thơ Mẹ
MẸ
Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau-ngọn xanh rờn
Mẹ-đầu bạc trắngCau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ thì gần đất!Ngày con còn bé
Cau mẹ bổ tư
Giờ cau bổ tám
Mẹ còn ngại to!Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệNgẩng hỏi giời vậy
-Sao mẹ ta già?
Không một lời đáp
Mây bay về xa.
Soạn bài Mẹ Ngữ văn lớp 7 cánh diều
Bài thơ Mẹ của tác giả Đỗ Trung Lai là một bài thơ ngắn gọn nhưng mang nhiều cảm xúc yêu thương của người con dành cho người mẹ đã già. Cùng đọc tài liệu thưởng thức và khám phá bài thơ này trong nội dung soạn văn 7 Cánh diều dưới đây.
Chuẩn bị
Để chuẩn bị cho việc tiếp thu bài trên lớp được nhanh nhất, Đọc tài liệu hướng dẫn các em trả lời ngắn gọn các câu hỏi trong phần CHUẨN BỊ trang 44 - 45 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều.
Câu 1 chuẩn bị trang 44 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều
Bài thơ được chia làm mấy khổ? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?
Trả lời
- Bài thơ Mẹ được chia làm 5 khổ
- Cách gieo vần chân: chữ cuối cùng của câu 2 vần với chữ cuối cùng của câu 4 trong mỗi khổ thơ.
- Các câu thơ được ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3
Câu 2 chuẩn bị trang 44 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều
Bài thơ viết về ai và về điều gì? Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ?
Trả lời
- Bài thơ viết về mẹ và sự già đi của người mẹ theo năm tháng.
- Người bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ là tác giả dưới vai trò người con.
Câu 3 chuẩn bị trang 44 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều
Bài thơ có những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc? Tác dụng của chúng là gì?
Trả lời
- Hình ảnh sóng đôi “cau” và “mẹ”
Thông qua hình ảnh cây cau, quả cau gần gũi thân thuộc, nhà thơ bày tỏ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già, mái tóc mẹ hòa vào mây trắng.
- Những hình ảnh đối lập
Trong bài thơ có những hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng”, “Cau – Ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”: gợi ra sự liên tưởng về tuổi già khiến lòng người con quặn thắt khi “Cau gần với trời – Mẹ thì gần đất”.
- Biện pháp tu từ so sánh
Tác giả so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: ví von hình ảnh mẹ già như miếng cau khô để gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ. Từ đó, nhà thơ thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.
- Câu hỏi tu từ
Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.
Câu 4 chuẩn bị trang 45 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều
Kể tên một số bài thơ bốn chữ mà em đã học hoặc đã đọc
Trả lời
Một số bài thơ bốn chữ: Mùa thu của em (Quang Huy), Hai chị em (Lưu Trọng Lư).
Câu 5 chuẩn bị trang 45 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều
Đọc trước bài thơ Mẹ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Đỗ Trung Lai.
Trả lời
- Bài thơ bốn chữ mà em biết là Mẹ yêu, Mẹ em, Quê tôi, Cây bàng ngày xuân…
- Tác giả Đỗ Trung Lai
Một số thông tin cơ bản về tác giả Đỗ Trung Lai
Đỗ Trung Lai (sinh ngày 7/4/1950 - hiện tại ông vẫn còn sống) tại Hà Tây, nay là Hà Nội. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991.
Ngoài làm thơ, làm báo, tác giả Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng tranh riêng đã được Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam trưng bày.
Tác phẩm văn học đã xuất bản: Đêm sông Cầu (thơ, 1990), Anh em và những người khác (thơ, 1990),Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991), Thơ và tranh (1998),Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)
Câu 6 chuẩn bị trang 45 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều
Mỗi khi nghĩ về mẹ, em thường có cảm xúc gì? Hãy chia sẻ cảm xúc đó với các bạn
Trả lời
Mỗi khi nghĩ về mẹ, em thường có cảm xúc yêu thương và biết ơn mẹ. Me em là người luôn quan tâm từng bữa ăn, giấc ngủ, mọi cung bậc cảm xúc vui buồn em đều có thể sẻ chia với mẹ. Mẹ luôn yêu thương em vô điều kiện. Với em, mẹ là một người thật tuyệt vời.
Đọc hiểu
Đọc tài liệu cùng tiến hành đọc hiểu với các em học sinh, thông qua việc trả lời chi tiết các câu hỏi trong bài và các câu hỏi cuối bài giúp các em soạn bài Mẹ Cánh diều lớp 7 thật tốt.
Câu hỏi trong bài
Câu 1. Chú ý vần và nhịp của bài thơ Mẹ.
Gợi ý
Bài thơ Mẹ có cách gieo vần chân. Chữ cuối cùng của câu 2 vần với chữ cuối cùng của câu 4 trong mỗi khổ thơ. Các câu thơ được ngắt theo nhịp 2/2 hoặc nhịp 1/3.
=> Đúng như nội dung phần câu hỏi chuẩn bị.
Câu 2. Các từ ngữ nói về mẹ và cau ở các khổ 1 và 2 có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa?
Gợi ý
Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ đối lập với nhau về nghĩa.
- “còng” >
- “ngọn xanh rờn” >
- “ngày càng cao” >
- “gần giời” >
Câu 3. Chú ý sắc thái biểu cảm của từ nâng (dòng 15) và từ cầm (dòng 16)
Gợi ý
Từ “nâng” (dòng 15) và từ “cầm” (dòng 16) biểu thị tình cảm của người con với người mẹ, sự xót thương mẹ, nâng niu trân trọng mẹ, và tình cảm đó dâng trào xúc động khiến người con không ngăn được giọt nước mắt.
Câu 4. Dòng 18 dùng để hỏi hay bộc lộ cảm xúc?
Gợi ý
Về mặt hình thức, dòng 18 là một câu hỏi nhưng lại được tác giả dùng để bộc lộ cảm xúc.
Câu hỏi cuối bài
Câu 1. Qua bài thơ Mẹ, chỉ ra đặc điểm của thể thơ bốn chữ ...
Câu 2. Bài thơ Mẹ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì?
Câu 3. Liệt kê những từ ngữ được tác giả dùng để nói về mẹ và cau trong bài thơ
Câu 4. Chỉ và phân tích các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ
Câu 5. Trong số những hình ảnh khắc họa hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh nào
Câu 6. Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng
Tổng kết
Tổng kết về nội dung và nghệ thuật sau khi soạn bài Mẹ Cánh diều lớp 7 cho các em ghi nhớ bài được dễ dàng:
Nội dung
Bài thơ Mẹ - Đỗ Trung Lai nói về nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực.
Nghệ thuật
Bài thơ Mẹ sử dụng thể thơ 4 chữ hàm súc, kiệm lời mà hàm chứa bao tình ý sâu xa; lời thơ dung dị, tự nhiên; biện pháp nghệ thuật đối lập được sử dụng một cách hiệu quả.
Xem thêm
- Soạn bài Tự đánh giá Bài 1 Ngữ văn 7 Cánh diều
- Soạn bài Ông đồ lớp 7 Cánh diều
- Hướng dẫn soạn văn 7 từ Đọc tài liệu-