Soạn bài Nói và nghe trang 96 Ngữ Văn 7 Cánh Diều tập 1

Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 96 Ngữ Văn 7 Cánh Diều giúp học sinh tự thành hành thảo luận vấn đề ở bài 4 trang 96 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều
(420) 1401 04/08/2022

Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề Bài 4 Ngữ Văn 7 Cánh Diều

1. Định hướng

Ở Bài 3 các em đã được học và luyện tập cách thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi. Bài này tiếp tục rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm. Để thực hiện thảo luận nhóm, các em cần xem lại nội dung mục Định hướng đã nêu ở Bài 3 (trang 77).

2. Thực hành Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề

Bài tập: Có người cho rằng, phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của Đoàn Giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ấy. Ý kiến của em thế nào? Hãy thảo luận nhóm về vấn đề đã nêu.

a) Chuẩn bị

- Xem lại nôi dung và các yêu cầu nêu ở phần Viết: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật.

- Xác định các điểm thống nhất và các điểm còn gấy tranh cãi

- Chuẩn bị tranh ảnh và phương tiện trình bày (nếu có)

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

- Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý kiến theo bố cục ba phần:

Mở đầuNêu vấn đề: Việc kể lại câu chuyện về Võ Tòng và phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng có gì giống và khác nhau?
Nội dung chính

- Nêu tóm tắt yêu cầu của việc kể lại câu chuyện về nhân vật và phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng. Tham khảo bảng sau

+ Kể lại câu chuyện về nhân vật

  • Dựa vào sự việc trong văn bản để kể lại diễn biến của câu chuyện đã xảy ra với nhân vật Võ Tòng.
  • Không cần nêu nhận xét về nhân vật Võ Tòng

+ Phân tích đặc điểm nhân vật

  • Giới thiệu mô tả những nét tiêu biểu của nhân vật như: lai lịch, xuất thân, hình dáng bên ngoài, suy nghĩ, lời nói, việc là,…
  • Nêu nhận xét của người viết về nhân vật Võ Tòng

- Chỉ ra điểm giống và khác nhau của hai yêu cầu trên.

+ Giống nhau: Đều dựa vào sự việc và chi tiết về nhân vật Võ Tòng trong văn bản

+ Khác nhau:

  • Kể lại câu chuyện cần khách quan, không thêm bớt và không cần nêu nhận xét của người kể lại.
  • Phân tích đặc điểm nhân vật cần có ý kiến, lí lẽ và nhận xét của người nói.
  • Kể lại thuộc kiểu văn bản tự sự còn phân tích nhân vật thuộc kiểu văn bản nghị luận
Kết thúcKhẳng định lại những điểm giống và khác nhau giữa kể chuyện và phân tích nhân vật.

c. Nói và nghe

Dựa vào dàn ý nêu trên để tiến hành thảo luận:

- Nhóm trưởng chủ trì, nêu vấn đề cần thảo luận

- Các cá nhân đưa vào dàn ý đã làm, nêu lên ý kiến của mình trước nhóm.

- Trao đổi, tranh luận về các ý kiến còn khác biệt. Chú ý các lỗi cần tránh khi nghe và có thái độ phù hợp trong thảo luận, trao đổi

- Nhóm trưởng tổng kết việc thảo luận

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

- Người nói:

+ Xem xét nội dung ý kiến đã đúng, đủ chưa? (Tán thành hay không tán thành? Dẫn chứng)

+ Rút kinh nghiệm về cách phát biểu.

- Người nghe:

+  Hiểu đúng và tóm tắt được thông tin từ người nói

+ Tập trung nghe và nêu câu hỏi nếu thấy chưa rõ.

Bài tham khảo Thảo luận nhóm về một vấn đề

Chào thầy cô và toàn thể các bạn! Em tên là .... học sinh lớp .... Trong tiết học hôm nay, em xin được chia sẻ cùng quý thầy cô giáo, các bạn học sinh trong lớp về một vấn đề liên quan đến kĩ năng viết văn tự sự và kĩ năng viết bài văn phân tích nhân vật thông qua một ý kiến: Có người cho rằng, phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích “Đất rừng phương Nam") của nhà văn Đoàn Giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ấy.

Sau đây cho phép em được bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến trên.

Như chúng ta đã biết việc kể lại câu chuyện về Võ Tòng và phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng" tuy đều có điểm chung là kể lại các sự kiện đã xảy ra với nhân vật Võ Tòng nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Bởi vì, khi kể câu chuyện về Võ Tòng, người viết chỉ cần nêu ra các sự kiện tiêu biểu, quan trọng liên quan đến nhân vật Võ Tòng, sự việc này nối tiếp sự việc khác sau đó dẫn đến kết thúc thể hiện một ý nghĩa về nhân vật. Còn khi phân tích đặc điểm nhân vật, bài viết cần thể hiện quan điểm, nhận xét, đánh giá, cảm xúc cá nhân về những đặc điểm nổi bật của nhân vật đồng thời phải lập luận chặt chẽ, thể hiện sự lỗ góc trong mạch ý của bài văn nghị luận.

Các bạn thân mến!

Theo như đặc điểm của văn tự sự, khi kể lại câu chuyện về nhân vật nghĩa là dựa vào các sự việc trong văn bản để kể lại diễn biến của câu chuyện đã xảy ra với nhân vật Võ Tòng. Người viết chi cần liệt kê các sự kiện đã xảy ra mà không cần nêu lên quan diem về nhân vật. Còn phân tích đặc điểm nhân vật là giới thiệu, mô tả những nét tiêu biểu của nhân vật như lai lịch, xuất thân, hình dáng bên ngoài, suy nghĩ, lời nói và việc làm. Sau khi liệt kê các sự kiện, người viết cần nêu lên những nhận xét, ý kiến, tình cảm, cảm xúc của mình về nhân vật Võ Tòng.

Các bạn biết đấy!

Vì cùng một nhân vật với các chuỗi sự việc liên quan đến nhân vật trong một văn bản nên điểm giống nhau của kể câu chuyện và phân tích đặc điểm nhân vật là đều dựa vào các sự việc và chi tiết về nhân vật Võ Tòng trong văn bản. Tuy nhiên, hai loại bài viết này không giống nhau. Bài viết kể lại câu chuyện về nhân vật yêu cầu tiêu chí khách quan không thêm bớt và cũng không cần nêu lên nhận xét, quan điểm của người viết. Trong khi đó, phân tích đặc điểm nhân vật cần đan xen các ý kiến và lí lẽ của người nói, người viết. Kể lại thuộc kiểu văn bản tự sự còn phân tích nhân vật lại thuộc văn bản nghị luận.

Như vậy, kể lại câu chuyện và phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi) đều cần dựa vào những diễn biến xảy ra trong tác phẩm nhưng hai bài viết này không cùng loại. Kể lại câu chuyện thuộc kiểu tự sự, chỉ cần nhắc lại sự việc. Còn phân tích đặc điểm nhân vật là văn bản nghị luận, cần có sự đan xen các ý kiến, li lẽ của người nói, người viết. Chúng ta cần nhận thức sâu sắc điểm giống và khác nhau giữa kể lại câu chuyện và phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng để nói và nghe hợp lí, có sức thuyết phục cao.

Xin chân thành cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến góp ý của thầy/ cô và các bạn về bài nói của em để lần sau em sẽ nói tốt hơn!

Tham khảo thêm: Các bài văn mẫu Phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng để nắm được đặc điểm của phân tích nhân vật, từ đó áp dụng vào bài thảo luận của các em.

Hướng dẫn Soạn văn 7 Cánh Diều


TẢI VỀ

(420) 1401 04/08/2022