Sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở khổ thơ 1, 2 so với khổ thơ 3, 4
Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi 3 trong nội dung phần câu hỏi cuối bài, giúp các em Soạn bài Ông đồ lớp 7 Cánh diều trước khi tới lớp.
Câu hỏi 3 trang 48 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều
Phân tích và chỉ ra sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?
Trả lời
- Sự khác nhau của hình ảnh ông đồ qua các khổ thơ 1,2 và 3,4 là:
+ Ở khổ 1,2 ông đồ bày mực tàu giấy đỏ trong không khí đông vui tấp nập người qua lại còn ở khổ 3,4 ông đồ vẫn ngồi đó nhưng không ai hay.
+ Ở khổ 1,2 cũng với mực tàu, giấy đỏ người ta ca ngợi tài năng của ông đồ “phượng múa, rồng bay” thì ở khổ 3,4 là hình ảnh ông đồ ế ẩm với “giấy đỏ buồn không thắm, mực đọng trong nghiên sầu”; người thuê viết vắng bóng.
- Sự khác nhau đó tạo nên những hình ảnh đối lập giúp khắc họa thành công hình ảnh ông đồ và câu chuyện về cuộc đời của người nghệ sĩ Nho học. Qua đó chúng ta thấy được tâm tình của người nghệ sĩ buồn đọng, tâm trạng con người u buồn, cô đơn, tủi phận.
Câu hỏi cuối bài Ông đồ
- Bài thơ Ông đồ viết về ai và về việc gì?
- Nội dung bài thơ Ông đồ được trình bày theo trình tự nào?
- Trong bài thơ Ông đồ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào?
- Nêu cảm nhận của em về các câu thơ sau: Giấy đỏ buồn không thấm
- Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục xin chữ mỗi dịp Tết đến, xuân về?
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi "Phân tích và chỉ ra sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?". Hy vọng với trọn bộ Soạn văn 7 Cánh Diều do Đọc tài liệu biên soạn sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!