Soạn bài Ca Huế (Cánh diều)
Dưới đây Đọc tài liệu sẽ hướng dẫn các em soạn bài Ca Huế Ngữ văn 7 Cánh diều tập 1 từng phần của bài học:
1. Soạn bài Ca Huế phần Chuẩn bị
Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản.
- Khi đọc văn bản giới thiệu quy tắc luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, các em cần chú ý:
+ Văn bản thông tin này giới thiệu về hoạt động hay trò chơi gì?
Trả lời:
Văn bản thông tin này giới thiệu về hoạt động của Ca Huế
+ Hoạt động hay trò chơi đó có những quy tắc, luật lệ nào cần lưu ý?
Trả lời:
Môi trường diễn xướng:
- Thường ở trong một không gian hẹp, hạn chế số lượng người tham gia
- Không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh Mặt Trời
Số lượng người tham gia:
- Khoảng 8-10 người (trong đó có từ 5-6 nhạc công)
Biên chế của dàn nhạc:
- Sử dụng 4-5 loại nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển (nguyệt, tì bà, nhị, tranh, tam) hoặc có thể thay đổi đàn tam bằng đàn bầu.
- Hoặc sử dụng dàn tứ tuyệt gồm các nhạc cụ (nguyệt, nhị, tì, đàn tranh)
- Hoặc đầy đủ hơn là dàn lục ngự (tam, tì, nhị, nguyệt, tranh, bầu)
Phong thức trình diễn:
- Biểu diễn truyền thống: người biểu diễn và người thường thức có quen biết nhau, vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể nhận xét đánh giá, góp ý
- Biểu diễn cho du khách: Có giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân.
+ Cách trình bày của văn bản (nhan đề, sa pô, các tiểu mục, sự kết hợp kênh chữ và kênh hình,…) có tác dụng gì?
Trả lời:
Cách trình bày của văn bản (nhan đề, sa pô, các tiểu mục, sự kết hợp kênh chữ và kênh hình,...) có tác dụng giúp bố cục bài viết logic, chặt chẽ, dễ hiểu và gây ấn tượng tới người đọc.
+ Các thông tin trong văn bản có ý nghĩa như thế nào với xã hội nói chung và với cá nhân em nói riêng?
Trả lời:
Các thông tin trong văn bản đối với xã hội nói chung và với cá nhân nói riêng có ý nghĩa: giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ca Huế ở những khía cạnh: nguồn gốc, luật lệ, phong cách trình diễn… Thông qua văn bản, người đọc phần nào mở mang kiến thức về thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế.
- Đọc trước văn bản Ca Huế; tìm hiểu thêm (qua sách báo, internet, thực tế, …) về hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương
Gợi ý:
Một số thông tin mà em có thể sưu tầm được như:
- Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam, hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhặn, trang trọng, uy nghi
- Hệ thống bài bản phong phú theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam
- Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, mang nhiều yếu tố “chuyên nghiệp” bác học
- Dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.
2. Soạn bài Ca Huế phần Đọc hiểu
Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 trang 103 Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1: Chú ý nguồn gốc của ca Huế
Trả lời:
- Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua, phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật
Câu 2 trang 104 Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1: Ở phần (2), những thông tin nào thể hiện quy tắc, luật lệ của ca Huế?
Trả lời:
Những thông tin nào thể hiện quy định và luật lệ của ca Huế
- Môi trường diễn xướng:
+ Thường ở trong một không gian hẹp, hạn chế số lượng người tham gia
+ Không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh Mặt Trời
- Số lương người tham gia:
+ Khoảng 8-10 người (trong đó có từ 5-6 nhạc công)
- Biên chế của dàn nhạc:
+ Sự dụng đạt chuẩn 4-5 loại nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển (nguyệt, tì bà, nhị, tranh, tam) hoặc có thể thay đổi đàn tam bằng đàn bầu.
+ Hoặc sử dụng dàn tứ tuyệt gồm các nhạc cụ (nguyệt, nhị, tì, đàn tranh)
+ Hoặc đầy đủ hơn là dàn lục ngự (tam, tì, nhị, nguyệt, tranh, bầu)
- Phong thức trình diễn:
+ Biểu diễn truyền thống: người biểu diễn và người thường thức có quen biết nhau, vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể nhận xét đánh giá, góp ý
+ Biểu diễn cho du khách: Có giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân.
Câu 3 trang 104 Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1: Hai phong cách trình diễn ca Huế có gì khác nhau?
Trả lời:
Biểu diễn truyền thống: Người biểu diễn và người thường thức có quen biết nhau, vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể nhận xét đánh giá, góp ý.
Biểu diễn cho du khách: Có giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân.
Câu 4 trang 105 Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1: Thông tin chính của phần 3 văn bản Ca Huế là gì?
Trả lời:
- Giá trị nghệ thuật và những thành tựu nổi bật của ca Huế với nền âm nhạc dân tộc.
3. Soạn bài Ca Huế Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 trang 105 Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1: Văn bản Ca Huế giới thiệu về hoạt động gì?
Trả lời:
- Văn bản ca Huế giới thiệu về nguồn gốc, các quy định và luật lệ, giá trị và thành tựu của thể loại âm nhạc ca Huế
Câu 2 trang 105 Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1: Văn bản Ca Huế gồm ba phần. Có ý kiến cho rằng: Phần (1) nêu giá trị
Trả lời:
Phần 1: Nguồn gốc của ca Huế
Phần 2: Quy định và luật lệ của ca Huế
Phần 3: Giá trị và thành tựu của ca Huế
Câu 3 trang 105 Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1: Văn bản giới thiệu các đặc điểm của ca Huế, nhưng cũng chính là nêu lên các quy định, luật lệ trong hoạt động ca Huế. Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng việc chuyển nội dung phần 2 sang những quy định cụ thể, theo mẫu sau:
Nội dung hoạt động | Quy định, luật lệ |
---|---|
Môi trường diễn xướng | |
Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế | Khoảng 8-10 người |
Số lượng người nghe ca Huế | |
Số lượng nhạc công | |
Số lượng nhạc cụ | |
Phong cách biểu diễn |
Trả lời:
Nội dung hoạt động | Quy tắc, luật lệ |
---|---|
Môi trường diễn xướng | Không gian hẹp, không có ánh mặt trời |
Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế | Khoảng 8 - 10 người |
Số lượng người nghe ca Huế | Hạn chế (vì không gian hẹp) |
Số lượng nhạc công | Từ 5 đến 6 người |
Số lượng nhạc cụ | 4 đến 6 loại (trong số các nhạc cụ cho phép) |
Phong cách biểu diễn | Biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách |
Câu 4 trang 105 Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1: Câu văn nào trong văn bản khái quát được giá trị của hoạt động ca Huế?
Trả lời:
“Là loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam”
Câu 5 trang 105 Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1: Dựa vào các thông tin từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng, tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế.
Trả lời:
Xem chi tiết các đoạn văn tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế.
Câu 6 trang 105 Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1: Hãy nêu một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động ca Huế.
Trả lời:
Hoạt động ca nhạc truyền thống tương tự như: Ca Trù Tuyên Quan, Quan họ Bắc Ninh...
-/-
Trên đây là tài liệu soạn bài Ca huế Cánh diều sách Ngữ văn 7 tập 1, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn văn 7 Cánh Diều!
- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 7 mới -