Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 77 Ngữ văn 7 Cánh diều

Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 77 Ngữ văn 7 tập 1 SGK Cánh diều giúp em có thêm tư liệu tham khảo hữu ích chuẩn bị tốt cho buổi thực hành thảo luận trên lớp.
(423) 1410 04/08/2022

Cùng HocOn247 soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề (trang 77 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều) giúp em tìm hiểu trước cách thức tiến hành một bài thảo luận nhóm và dễ dàng áp dụng được vào bài thực hành thảo luận nhóm trên lớp.

Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 77 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều

1. ĐỊNH HƯỚNG

Trước khi đi vào nội dung bài thực hành thảo luận nhóm, ta cần hiểu chính xác khái niệm, mục đích của việc thảo luận nhóm cũng như một số định hướng:

- Thảo luận nhóm về một vấn đề còn gây tranh cãi là dùng hình thức nói (thuyết trình) để trao đổi, tranh luận về một vấn đề nào đó còn có ý kiến chưa thống nhất.

- Mục đích của việc thảo luận là nêu lên những điểm thống nhất và khác biệt của các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.

- Để thực hiện thảo luận nhóm về một vấn đề, ta cần chú ý:

+ Lựa chọn được vấn đề gây tranh cãi (chưa thống nhất)

+ Xác định các điểm đã thống nhất và các điểm còn khác biệt

+ Chuẩn bị ý kiến của cá nhân về các điểm chưa thống nhất

+ Chú ý đến thái độ, cử chỉ khi phát biểu, thảo luận.

2. THỰC HÀNH

Đề bài tập thực hành: Thảo luận về vấn đề: Sự việc và con người được kể trong văn bản "Bạch tuộc" hoặc "Chất làm gỉ" có thực hay không?

Quá trình tiến hành thảo luận sẽ trải qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

- Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Bạch tuộc hoặc Chất làm gỉ

- Dự đoán các điểm có thể gây tranh cãi

- Chuẩn bị tranh, ảnh và phương tiện trình bày (nếu có)

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

* Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây:

- Văn bản Bạch tuộc và Chất làm gỉ kể lại chuyện gì?

+ Văn bản Bạch tuộc kể lại câu chuyện về cuộc giáp chiến giữa các nhà thám hiểm trên con tàu No-ti-lớt với những con bạch tuộc khổng lồ. Kết quả của cuộc giáp chiến: một người đã bị bắt đi, bạch tuộc chết và bị thương phải lẩn xuống biển.

+ Văn bản Chất làm gỉ kể lại câu chuyện về ý tưởng “chất làm gỉ” tuyệt vời của anh trung sĩ trẻ với mong muốn chấm dứt chiến tranh trên toàn thế giới và sự độc ác, tham lam của viên đại tá. Kết quả những lí tưởng chính nghĩa vì hòa bình dân tộc sẽ vẫn luôn chiến thắng, những điều trung sĩ nói đều trở thành hiện thực.

- Sự việc và con người được nói tới trong các văn bản ấy có thực không?

+ Con người người và sự việc được nhắc tới có chi tiết thật, có chi tiết tưởng tượng.

- Nhận biết xem những nội dung nào có thực và không có thực?

+ Nội dung có thực: những hiểm nguy trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại.

+ Nội dung không có thực: những con bạch tuộc khổng lồ với những đặc điểm kì dị, con tàu lặn dưới biển hai, ba nghìn mét rồi nổi lên gần mặt biển năm trăm mét…

- Điểm nào cần trao đổi để thống nhất ý kiến?

+ Những nhân vật trên con tàu No-ti-lớt đó có thật hay không? Theo bản thân em những con người trên chuyến tàu đó không có thật, chỉ do tác giả tượng tượng ra. Nhưng những hiểm nguy nơi biển cả là có thật.

* Lập dàn ý

- Mở đầu: Nêu vấn đề cần thảo luận: “Sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc hoặc Chất làm gỉ có thực hay không?

- Nội dung chính:

+ Tóm tắt ngắn gọn nội dung câu chuyện trong văn bản Bạch tuộc hoặc Chất làm gỉ

Văn bản Bạch tuộc nói về cuộc giáp chiến giữa các nhà thám hiểm trên con tàu No-ti-lớt với những con bạch tuộc khổng lồ.

Văn bản Chất làm gỉ nói về ý tưởng vô hiệu hóa những vũ khí và các loại công cụ nhằm phục vụ cho chiến tranh của viên trung sĩ trẻ tuổi.

+ Nêu các điểm có thể gây tranh cãi như: Có người cho là sự việc và con người được kể trong văn bản ấy không có thực; một số người cho là có thực...

+ Nêu các lí lẽ và bằng chứng về chuyện có thực và không có thực

Ví dụ: Các yếu tố thực và không thực trong văn bản Chất làm gỉ

Có thựcKhông có thực
Chất làm gỉ là phát minh xuất phát từ những nguyên lí khoa học và có tính khả thi, có thể thực hiện được.Chất làm gỉ là một phát minh mang tính tưởng tượng nhiều hơn bởi nó là rất khó để có thể tạo ra một thiết bị đạt đến hoàn hảo như vậy.
Là phát minh mang tính nhân văn, hướng đến mục tiêu cao đẹp nhằm xây dựng một thế giới hòa bình nên nó hoàn toàn khả thi.Là phát minh không khả thi bởi khi con người còn mâu thuẫn, tranh chấp với nhau về lãnh thổ, kinh tế thì chiến tranh vẫn sẽ tiếp diễn và vũ khí hạt nhân vẫn sẽ phát triển.
Sự tồn tại của nhân vật như viên trung sĩ trẻ có lẽ là thực, bởi con người thường ghét chiến tranh, yêu hòa bình, có người sẵn sàng làm mọi thứ để đổi lấy hòa bình dù cho điều đó có thể đi ngược lại lý tưởng mà đất nước họ đang theo đuổi.Nếu thực sự có một viên trung sĩ như vậy trong một doanh trại quân đội, có lẽ cậu đã bị đuổi hoặc bắn chết ngay từ khi ý tưởng điên rồ của cậu bị phát hiện bởi nó đi ngược lại lí tưởng nơi cậu đang làm việc.

+ Nêu các ý kiến nhằm giải quyết các điểm gây tranh cãi.

Ví dụ: Sự việc và con người được nói tới trong văn bản Bạch tuộc không có thực mà chỉ là do nhà văn tưởng tượng nhưng liên quan đến chuyện có thực về những hiểm nguy trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại… Ngày nay, ước mơ chế tạo những con tàu ngầm hiện đại đã trở thành hiện thực.

- Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến cá nhân về những điều có thực và tưởng tượng trong văn bản đang được thảo luận

Bước 3: Thảo luận theo nhóm (Nói và nghe)

- Nhóm trưởng chủ trì, nêu vấn đề cần thảo luận

- Các cá nhân dựa vào dàn ý đã làm, nêu ý kiến của mình trước nhóm hoặc lớp…

- Trao đổi, tranh luận các ý kiến còn khác biệt. Chú ý các lỗi cần tránh khi nghe và có thái độ phù hợp trong thảo luận, trao đổi

- Nhóm trưởng tổng kết việc thảo luận, các điểm thống nhất và điểm còn khác biệt

Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa

- Về phía người nói:

+ Xem xét nội dung ý kiến đã đủ ý chưa? Tán thành điểm nào và không tán thành điểm nào? Lí lẽ tán thành và không tán thành là gì? Có nêu được các bằng chứng cụ thể không?

+ Rút kinh nghiệm về cách phát biểu (diễn đạt có rõ ràng, dễ hiểu không, ngôn ngữ, điệu bộ, thái độ,... đã phù hợp chưa).

- Về phía người nghe:

+ Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin từ người nói (Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng về vấn đề đã trao đổi: sự việc trong truyện khoa học viễn tưởng có thực hay không).

+ Tập trung chủ ý theo dõi người nói.

+ Nêu câu hỏi nếu thấy chưa rõ; mạnh dạn trao đổi lại với ý kiến mình thấy chưa đúng.

-/-

Trên đây là một số gợi ý cơ bản cho soạn văn 7 Cánh diều bài Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 77 do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn. Mong rằng bài viết sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các em trong quá trình học tập và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.


(423) 1410 04/08/2022