Hãy nêu một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em

Hãy nêu một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động ca Huế.
(372) 1241 04/08/2022

Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 6 trang 105 thuộc phần CÂU HỎI CUỐI BÀI: soạn bài Ca huế Cánh diều (Bài 5: Văn bản thông tin SGK Ngữ văn 7 Cánh diều tập 1).

Câu hỏi: Hãy nêu một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động ca Huế.

Trả lời: 

Gợi ý 1:  Ca trù

Ca trù, còn gọi là “hát cô đầu” hay “hát ả đào”, là loại hình diễn xướng phổ biến ở Bắc Bộ, khi xưa vốn rất được giới quý tộc và trí thức ưa chuộng. Ca trù từng phát triển mạnh tại các ca quán trong đô thị, là nguồn cảm hứng bất tận cho giới văn nghệ sĩ bởi sự kết hợp điêu luyện giữa thi ca và âm nhạc cũng như tương tác đặc sắc giữa ca nương (nữ ca sĩ), kép (nhạc công nam) và quan viên (người thưởng ngoạn).

Về đặc điểm, một chầu hát ca trù gồm ả đào (Đào nương hoặc Ca nương) vừa hát vừa gõ phách như linh hồn của một bài ca trù; kép là người gảy đàn cho ả đào và người này cũng có thể tham gia hát; cuối cùng là quan viên – tác giả bài hát, đảm nhiệm việc đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.

Về không gian, biểu diễn ca trù được thực hiện trên tấm chiếu. Cô đào sẽ ngồi ở giữa, còn kép và quan viên ngồi ở vị trí chếch sang hai bên. Ca trù có 05 không gian chính gồm hát cửa đình, hát cửa quyền, hất tại gia, hát thi và hát ca quán.

Ca trù của Việt Nam mang giá trị nghệ thuật khi nó trở thành một thể loại thanh nhạc kinh điển của Việt Nam, mang giá trị văn hóa khi gửi gắm thông điệp về đạo lí làm người. Ngoài ra, ca trù còn mang giá trị giáo dục, tín ngưỡng… Ca trù đã được UNESCO ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhận loại ngày 01/10/2009.

Gợi ý 2Dân ca Quan họ

Một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động ca Huế:

Dân ca Quan họ là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam, được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa.

Trang phục quan họ bao gồm: trang phục của các liền anh, liền chị.

  • Trang phục liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối, thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài.
  • Trang phục liền chị thường được gọi là “áo mớ ba mớ bảy”, nghĩa là có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau (mớ ba) hoặc bảy áo dài lồng vào nhau (mớ bảy); bên trong mặc chiếc yếm cổ xẻ (dùng cho trung niên) và yếm cổ viền (dùng cho thanh nữ), ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân.

Văn hóa quan họ là cách ứng xử thật khéo léo, tế nhị, kín đáo và mang đầy ý nghĩa như các làn điệu mời nước, mời trầu thật chân tình, nồng thắm mỗi khi có khách đến chơi nhà.

Ngày 30 tháng 9 năm 2009. tại kỳ họp lần thứ tư của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn họa phi vật thể, Dân ca quan họ đã được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Xem thêm các câu hỏi liên quan trong bài học:

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu 6 trang 105: soạn bài Ca huế sách Ngữ văn 7 Cánh diều tập 1, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn văn 7 Cánh Diều!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 7 mới -


TẢI VỀ

(372) 1241 04/08/2022