Bài 1 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 2
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 30 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Tràng giang (Huy Cận) chi tiết nhất.
Đề bài: Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Trả lời bài 1 trang 30 SGK văn 11 tập 2
Cách trả lời 1:
- Câu thơ đề từ: "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài"
Hai chữ bâng khuâng thể hiện được nỗi niềm của nhà thơ: cảm giác bâng khuâng trước Tràng giang rộng lớn.
Trời rộng được nhân hóa nhớ sông dài hay chính là ẩn dụ cho nỗi nhớ của nhà thơ.
=> Câu thơ định hướng cảm xúc chủ đạo của bài thơ : nỗi buồn sầu lan tỏa, nhẹ nhàng mà sâu lắng trước cảnh trời rộng sông dài (tràng giang), đồng thời tạo nên vẻ đẹp hài hòa, vừa cổ điển (của sông nước mây trời) vừa hiện đại (của nỗi buồn nhớ bâng khuâng) của chàng thanh niên thời thơ mới.
Cách trả lời 2:
Đề từ tuy nằm ngoài văn bản tác phẩm, nhưng lại tập trung thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả. Câu thơ đề từ của bài thơ này: "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài" là một ví dụ tiêu biểu. Lời đề từ ngắn nhưng đã thể hiện được một phần quan trọng hồn cốt của tác phẩm, nói cụ thể hơn, đây chính là nỗi buồn (bâng khuâng là có những cảm xúc ngỡ ngàng, luyến tiếc, nhớ thương đan xen nhau) trước cảnh vũ trụ bao la, bát ngát (trời rộng, sông dài). Có thể nói, Tràng giang đã triển khai một cách tập trung cảm hứng nếu ở câu thơ đề từ.
Cách trả lời 3:
Lời đề từ thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả:
- Bâng khuâng thể hiện nỗi niềm của nhà thơ: nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát.
- Cảnh: Trời rộng, sông dài → Không gian rộng lớn.
=> Lời đề từ đã định hướng cho cảm xúc chủ đạo của bài thơ: nỗi buồn trước không gian rộng lớn.
Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Trên đây là 2 cách trả lời câu hỏi bài 1 trang 30 SGK ngữ văn 11 tập 2 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Tràng giang của Huy Cận tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !