Bài 3 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 80 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền - V.Huy-gô chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Đoạn văn từ câu “Ông nói gì với chị?” đến câu “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của ai? Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này? Ở đây, trong câu chuyện kể, nó có tác dụng như thế nào?
Trả lời bài 3 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2
Để soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 80 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:
Cách trả lời 1
Đoạn văn từ “Ông nói gì với chị?” đến “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của nhà văn
Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này: Bình luận ngoại đề (hay “trữ tình ngoại đề”)
+ Trữ tình ngoại đề là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện trong tác phẩm tự sự, là những đoạn văn đoạn thơ mà tác giả hay người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tình cảm, ý nghĩ, quan niệm của mình đối với nhân vật, đối với cuộc sống thể hiện trong tác phẩm…
+ Trữ tình ngoại đề góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, làm sáng tỏ thêm hình tượng nhân vật. Nếu xuất phát từ những tư tưởng tiến bộ, những thể nghiệm sâu sắc về cuộc sống, những đoạn trữ tình ngoại đề có ý nghĩa giáo dục lớn với người đọc…
– Lưu ý: nếu lạm dụng trữ tình ngoại đề sẽ làm cho tác phẩm tản mạn, sai lệch về tư tưởng, thiếu kinh nghiệm sống, ảnh hưởng chất lượng tác phẩm
Cách trả lời 2
Đoạn văn từ câu “Ông nói gì với chị?” đến câu “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của nhà văn. Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là: Bình luận ngoại đề (hay “Trữ tình ngoại đề”). Khái niệm này được giải thích như sau:
“Trữ tình ngoại để chỉ một trong những yếu tố ngoài cốt truyện trong tác phẩm tự sự, là những đoạn văn đoạn thơ mà tác giả hay người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tình cảm, ý nghĩ, quan niệm của mình đối với nhân vật, đối với cuộc sống thể hiện trong tác phẩm…
[…] Trữ tình ngoại đề góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, làm sáng tỏ thêm hình tượng nhân vật. Nếu xuất phát từ tư tưởng tiến bộ, từ những thể nghiệm sâu sắc về cuộc sống, những đoạn trữ tình ngoại đề có ý nghĩa giáo dục lớn đối với người đọc. Đọc Thép đã tôi thế đấy của N. Ô-xtơ-rốp-xki chắc không ai quên một câu đã trở thành danh ngôn: “Cái quý giá nhất của con người ta là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình và để khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã dâng hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”.
Trong tác phẩm tự sự, tính cách thông qua cốt truyện thể hiện nội dung của tác phẩm. Quá lạm dụng trữ tình ngoại đề sẽ làm cho tác phẩm tản mạn. Những đoạn trữ tình ngoại đề sai lệch về tư tưởng, thiếu kinh nghiệm sống, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tác phẩm”.
(Theo Nguyễn Xuân Nam, Từ điển văn học, NXB Thế giới, 2004)
-/-
Với cách trả lời bài 3 trang 80 SGK ngữ văn 11 tập 2 mà HocOn247 đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để câu trả lời của mình đầy đủ nhất, giúp em chuẩn bị bài Soạn văn 11 tốt nhất trước khi tới lớp.